Chảy máu cam là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi, và hầu hết trong các trường hợp nguyên nhân gây chảy máu cam đều là do trẻ ngoáy mũi mạnh hoặc do không khí khô. Tuy nhiên, nếu người lớn không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ có thể làm con nguy hiểm vì một sai lầm nhỏ này.
Từ giữa tháng 6 năm nay, cậu bé Đậu Đậu (5 tuổi) đến Hàng Châu, Trung Quốc rất dễ bị chảy máu cam. Một ngày họ, khi cậu bé đang xem tivi thì mũi tiếp tục chảy máu. Bà nội ngay khi nhìn thấy liền bắt cậu bé ngẩng cao đầu lên, bịt ngay 2 lỗ mũi bằng giấy vệ sinh để cầm máu.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên chỉ nửa giờ sau, tình trạng chảy máu mũi của Đậu Đậu không chỉ không thuyên giảm mà còn ngày một nặng hơn. Cậu bé liên tục kêu khó chịu và bất ngờ nôn ra những cục máu đông nhỏ. Bà nội hốt hoảng vội vàng gọi điện báo với bố mẹ Đậu Đậu rồi gấp rút đưa cháu đến bệnh viện.
Các bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân số 3 Hàng Châu cho biết niêm mạc mũi của Đậu Đậu có vết thương lớn và sưng tấy nhưng tình trạng không quá nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi uống thuốc điều trị sẽ mau chóng phục hồi.
Niêm mạc mũi của Đậu Đậu có vết thương lớn và sưng tấy.
Bác sĩ cũng cho hay, bà của cậu bé đã sai lầm trong cách xử lý chảy máu cam, dẫn đến tình trạng này. Việc ngẩng đầu nhìn lên trời sẽ khiến cho máu chảy ngược vào cổ họng và xuống thực quản và đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho máu tràn vào đường hô hấp nhanh, rất dễ gây ra ngạt thở. Trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu làm hành động này, ngoài việc gây tắc đường thở, còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.
Ảnh minh họa.
Phải làm gì nếu trẻ bạn bị chảy máu cam?
1. Đặt trẻ bạn vào đúng tư thế
Tư thế đúng có nghĩa là cho trẻ ngồi hoặc đứng và hơi nghiêng về phía trước. Các chuyên gia không khuyến khích việc trẻ bị chảy máu cam nằm ngửa hoặc ngả người ra sau vì làm thế sẽ chỉ khiến máu chảy xuống cổ họng, sau đó sẽ khiến trẻ nôn mửa.
2. Tạo áp lực lên phần mềm của cánh mũi
Người lớn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ véo 2 bên cánh mũi trong khoảng 10 đến 15 phút (nếu xác định được lỗ mũi nào chảy máu, có thể ấn tay vào bên lỗ mũi chảy máu). Cần đảm bảo tạo áp lực trong một khoảng thời gian cụ thể, vì việc dừng quá sớm có thể khiến chảy máu tiếp tục.
3. Đưa đến bệnh viện kịp thời
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng chảy máu cam vẫn không cầm được, trẻ lúc này da xanh xao, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.
Ngoài ra, nếu trẻ bị chảy máu cam nhiều lần, phụ huynh cũng nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra xem có bị viêm mũi, dị vật trong mũi, u vòm mũi họng hoặc các bệnh lý về máu không.
Linh Chi (T/h)