Sự việc về một cậu bé Trung Quốc một mực muốn đi tới nghĩa trang lúc nửa đêm đã khiến dư luận xôn xao suốt nhiều ngày qua.
Cụ thể, Tiểu Hoa (12 tuổi) sinh ra và lớn lên ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cậu bé nhân lúc ban đêm, cả gia đình đang ngủ say đã bỏ trốn để đi đến địa điểm "không ai ngờ tới".
Tiểu Hoa chạy ra ngoài đường bắt taxi về quê nhưng lại không nhớ chính xác địa chỉ. Bất đắc dĩ, người tài xế đã chở cậu đến chỗ cảnh sát để nhờ sự giúp đỡ.
Tiểu Hoa được cảnh sát thuyết phục về đồn cùng họ.
Sau khi hỏi han một hồi, cảnh sát nhận thấy Tiểu Hoa có triệu chứng của bệnh trầm cảm, cậu bé nhất quyết không chịu nói địa chỉ nhà ở và thông tin gia đình, chỉ một mực nói muốn rời đi để tìm mẹ.
Cảnh sát đã tìm mọi cách dỗ dành cậu bé, chỉ đến khi một viên cảnh sát nói với Tiểu Hoa rằng: "Cháu nói cho chú biết mẹ cháu tên gì, chú sẽ giúp cháu tới gặp mẹ”, mọi chuyện mới được sáng tỏ.
Thì ra, Tiểu Hoa muốn được đến mộ của mẹ để ở gần người mẹ đã khuất. Toàn bộ mọi người đều không kìm được xót xa trước nỗi đau của cậu bé.
Cảnh sát ôm đứa trẻ an ủi: “Đi, nhất định sẽ đi, nhưng đi ban ngày chứ làm gì có ai tới đó vào ban đêm đâu”. Tiểu Hoa cuối cùng đã chịu nghe lời, theo họ đến đồn cảnh sát.
Cậu bé được cảnh sát an ủi, dỗ dành.
Tiểu Hoa tiết lộ rằng mẹ đã qua đời, bố cũng đang có hạnh phúc mới. Cậu bé ở trường gặp chuyện không vui, chỉ biết tới mộ mẹ để trút bầu mọi chuyện. Bố Tiểu Hoa sau đó đã đến đón con trai và hứa sẽ để ý cậu bé nhiều hơn. Bố cậu bé cũng cho biết không hề có chuyện hai bố con mâu thuẫn, nguyên nhân có thể vì anh quá bận rộn, thiếu quan tâm đến tâm sinh lý của con trai mình.
Sau khi mất cha mẹ, một trong những điều mà trẻ có thể phải đối mặt là sự cô đơn. John Neumin, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, Canada nhận định, khi một người mất đi người thân, họ có thể trải qua một quá trình vật lộn: "Con người sẽ cảm thấy một trong những chỗ dựa vững chắc của mình không còn nữa và họ không biết sẽ sống tiếp như thế nào".
Ngay cả khi đứa trẻ đó không gần gũi cha mẹ thì chúng cũng sẽ phải chấp nhận một sự thật là không còn cơ hội để tái lập lại mối quan hệ với cha mẹ mình nữa. Bởi vậy, những đứa trẻ cần nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc từ người thân còn lại để làm chỗ dựa, vượt qua những khủng hoảng này, đặc biệt là những đứa trẻ chưa bước vào tuổi trưởng thành.
Linh Chi (T/h)