Hung thủ được xác định là Vũ Anh Tú (học sinh lớp 9, ở xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Kể từ khi Tú bị bắt, chị Vũ Thị H (mẹ hung thủ) hoang mang tột cùng. Chị H cho biết, 12h ngày 29/11, sau khi ăn xong chị cùng Tú và con gái út ngồi xem phim. Hôm đó, chồng chị không có nhà.
“Con tôi sao gây án nhanh đến vậy được?”
Đến 13h, người mẹ dặn con trai và con gái út trông nhà để sang làng bên phụ giúp chuẩn bị cỗ đám cưới. Một giờ sau, chị H trở về. Tú lúc này đang chơi một mình, cô gái út đi học. Thấy mẹ về, Tú hớt hải chạy vào nói: “Mẹ ơi, ở làng bên có em bé bị giết”. Nghe con trai nói vậy, chị lặng người đi vì xưa nay tại địa phương chưa từng xảy ra vụ án mạng nào thương tâm đến thế. Chị vội vàng tới hiện trường nghe ngóng. “Tới đó một chút thì tôi về. Thấy mẹ về sớm, Tú đang chơi ở nhà liền hỏi có sao không mẹ, giết gì mà dã man thế”, chị này kể.
|
Xóm nghèo tang thương sau vụ án kinh hoàng.
|
Đến 21h cùng ngày, ba mẹ con ăn cơm xong thì đi ngủ. Tú vẫn cùng em gái cười nói hồn nhiên, tíu tít, chứ không hề có biểu hiện gì bất thường. Đến đầu giờ sáng 1/12, Tú đang học trên lớp thì bất ngờ được công an xã tới mời về làm việc. Nghe con trai bị triệu tập, để xác minh thông tin một số người nhìn thấy Tú sử hữu chiếc điện thoại nghi là tang vật vụ án, người mẹ dặn dò phải khai báo thành khẩn.
Đi cùng mẹ tới công an, Tú khai người bạn tên Mai Xuân Anh mượn 50.000 đồng nhưng quá hạn vẫn không trả. Thấy bạn có chiếc điện thoại, nam sinh liền buộc bạn đưa để cầm nợ. “Sau khi có điện thoại trong tay, Tú mang ra hiệu cầm đồ bán được 50.000 đồng. Con tôi khai sau đó cùng bạn tên Hoàng lên Quốc lộ 1A mua đồ chơi”, chị H kể. Tuy nhiên, qua xác minh, cảnh sát nhận định lời khai của Tú không có cơ sở.
Video liên quan:
Hung thủ giết người ném xuống giếng là HS lớp 9
Đến 19h ngày 2/12, Tú đang ngồi xem phim cùng mẹ và em gái thì cảnh sát ập vào bắt giữ. “Khi bị cảnh sát tra hỏi, Tú bất ngời chạy vào chân tường lật chiếu lên lấy chiếc điện thoại ra giao nộp. Lúc này, tôi mới biết cháu giấu chiếc máy ở đó” - Người mẹ cho biết. Trước khi bị cảnh sát đưa đi, Tú khẳng định phương tiện liên lạc này có được từ vụ cấn nợ như đã khai.
“Buổi chiều án mạng xảy ra, tôi chỉ rời nhà đi sang gia đình em dâu trong vòng 1 giờ. Trong thời gia ngắn như vậy, quãng đường từ nhà đến hiện trường dài tới gần cây số, con tôi sao gây án nhanh đến vậy được”, người mẹ trải lòng. Chị H cũng khẳng định, buổi chiều hôm đó thấy Tú đi chơi về, quần áo sạch sẽ, không có dấu vết khả nghi. Người mẹ cũng cho hay, cVhiếc búa mà Tú dùng để sát hại bé trai không phải là đồ vật trong nhà mình.
Theo chị H, Tú rất có thể bị ai đó xúi giục nên mới hành động dại dột như vậy. “Cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng quan hệ khá rộng. Nó hay chơi với nhiều thanh niên trong làng, trong đó có vài đối tượng nghiện hút cạnh gia đìnhnạn nhân. Con tôi không thể một mình giết dã man bé trai 9 tuổi”, anh Vũ Văn Phòng (bố Tú) nói.
Trách nhiệm thuộc về gia đình, nhà trường hay xã hội?
Qua vụ án này và nhiều vụ khác, đặt ra một vấn đề là gia đình, nhà trường, chính quyền, đoàn thể xã hội là các nhân tố có trách nhiệm, bổn phận tuyên truyền, giáo dục con trẻ sống có kỉ cương, nề nếp, lành mạnh, tránh xa bạo lực, tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế thì ba nhân tố trên đều chưa đảm nhiệm được hết vai trò, chức năng của mình trước những tác động tiêu cực của xã hội.
Đánh giá ngyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội ở đối tượng học sinh, sinh viên, vị thành niên tăng cao, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (Trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời của Đài truyền hình Việt Nam) từng nhấn mạnh: “Trước hết đến vấn đề giáo dục gia đình có chiều hướng lỏng lẻo và không được quan tâm đúng mức, không có cái gốc “giáo dục gia đình”, con người rất dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội”.
Hiện nay, không ít gia đình vì mải mê kiếm tiền, chạy đua với xã hội mà sao nhãng trong việc dạy dỗ con cái. Thay vì quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái chu đáo, họ lại nuông chiều những đứa con bằng tiền bạc khiến chúng sa ngã, hư hỏng. Về phía nhà trường, không thể phủ nhận vai trò to lớn của các thầy cô giáo trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho các em học sinh. Tuy nhiên, việc làm ấy lại không thường xuyên và chưa sâu sát. Các thầy cô chú trọng nhiều hơn trong việc dạy kiến thức để các em có thể đỗ trường này, trường kia mà xem nhẹ việc giáo dục phẩm chất con người. Chính vì vậy, tính cộng đồng, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả thường xuyên giữa nhà trường, chính quyền đoàn thể xã hội và gia đình, mới hình thành một lực lượng đủ mạnh để khống chế, ngăn chặn tình trạng tội phạm trong học sinh, sinh viên đang gia tăng đến mức báo động đỏ.
Tối 2/12, Đại tá Nguyễn Văn Bính, PGĐ Công an tỉnh Thanh Hóa, cho hay nghi can không có đồng phạm. Được biết, dù còn ít tuổi, nhưng Tú đã xăm trổ đầy mình, hay bắt nạt bạn bè, thường xuyên chống đối thầy cô, là thành phần cá biệt trong trường. Đồng thời, nam sinh này còn có tính ăn cắp vặt, hay giao du với các thành phần nghiện hút ở địa phương. |