Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé 3 tuổi ngã từ tầng 2 xuống đất, mẹ vội ngăn ông nội đỡ cháu, bác sĩ biết chuyện khen hết lời

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Ông nội giận “tím mặt” khi con dâu không cho đến đỡ cháu, tới khi nghe những lời bác sĩ nói mới hiểu lý do.

Sự việc xảy ra với cậu bé Tiểu Quang (3 tuổi) sống ở Quảng Đông (Trung Quốc). Bố mẹ Tiểu Quang bận rộn với công việc nên đã gửi cậu bé về quê, nhờ ông bà nội chăm sóc giúp. Tiểu Quang là một cậu bé đáng yêu lại ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn, do vậy hầu như ai cũng yêu quý cậu bé.

Tiểu Quang biết bố mẹ sẽ về thăm mình vào cuối tuần, do đó cứ mỗi thứ 6, cậu bé lại lên ban công tầng 2 nhà ông bà để đợi. Chỉ cần nhìn thấy bố mẹ từ xa, cậu bé đã nhảy cẫng lên, sung sướng reo hò. Trong một lần quá phấn khích, cậu bé chồm người quá nhiều qua lan can nên bị ngã từ tầng 2 xuống dưới đất.

Mẹ của Tiểu Quang thấy con bị ngã, vội vàng mở cửa chạy vào sân. Cùng lúc đó, ông nội của cậu bé cũng nhanh chóng chạy xuống dưới. Ngay khi ông định chạy đến đỡ Tiểu Quang dậy, mẹ cậu bé lại hét lớn: "Bố đừng đến gần. Hãy để thằng bé nằm yên như thế".

Ông nội xót cháu, nghe mẹ Tiểu Quang nói vậy thì vô cùng tức giận. Tuy nhiên, ông nhìn thấy vẻ mặt nghiêm túc của con dâu nên cũng không dám lao đến nữa.

Hành động của người mẹ khi thấy con trai 3 tuổi ngã từ lan can tầng 2 xuống đất được bác sĩ khen ngợi. Ảnh minh họa

Vài phút sau đó, xe cứu thương đã đến nơi. Bác sĩ kiểm tra cho Tiểu Quang, đồng thời hỏi han tình hình. Khi biết hành động của mẹ Tiểu Quang, bác sĩ liền khen ngợi: "Chị làm tốt lắm! Rất chuyên nghiệp nếu không thương tích của đứa trẻ sẽ nghiêm trọng hơn".

Con trẻ vốn rất hiếu động và nghịch ngợm nên không tránh khỏi việc bị té ngã. Các bố mẹ nên tìm hiểu để có thể sơ cứu đúng cách, tránh khiến tình trạng của con trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ cho biết, cách sơ cứu đúng nhất khi trẻ bị ngã là cần phải bình tĩnh, quan sát trẻ trong vòng 15 giây xem bé có những vết thương thế nào.

Trong trường hợp trẻ bị chấn thương ở cổ hoăc lưng, tuyệt đối không được bế trẻ lên. Sau khi đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng, không di chuyển, cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

Nếu tay chân trẻ không thể hoạt động, chạm nhẹ vào là khóc thì có thể bé đã bị trật khớp hoặc gãy xương. Ở trường hợp này, cần bế trẻ ở tư thế cố định và đưa tới bệnh viện, chú ý di chuyển nhẹ nhàng, tránh tạo thêm tổn thương cho trẻ.

Nếu trẻ chỉ sưng tấy hoặc có vết thương ngoài da, hãy dùng đá lạnh chườm vết sưng tấy, dùng bông và vải sạch để cầm máu cho bé.

3 việc không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã:

- Không làm nóng chỗ bị thương

Khi trẻ bị ngã, mạch máu đang xuất huyết. Việc làm nóng vết thương sẽ khiến mạch máu bị giãn ra, khiến máu chảy nhiều hơn, đồng thời khiến vết bầm tím càng nặng, khó lành.

- Không dùng dầu gió để xoa bóp vết thương

Việc này sẽ khiến vết thương càng nặng hơn, chỗ sưng không giảm đi trong khi một số mạch máu nhỏ bị day càng chảy máu liên tục.

- Tránh di chuyển trẻ trừ khi trẻ đang ở trong tình trạng nguy cấp

Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể dẫn đến những biến chứng lớn hơn chó các vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.

Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế trẻ bị té ngã bố mẹ cần lưu ý:

- Trẻ nhỏ phải luôn có người ở bên quan sát, nếu không có người trông thì nên đặt trẻ trong cũi.

- Cần có rào, thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công. Chiều cao rào tối thiểu 75 cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 15 cm.

- Đảm bảo có đủ ánh sáng để có thể quan sát rõ bậc thềm, cầu thang

- Dạy trẻ không xô đẩy, leo trèo

- Không để trẻ nằm một nình trên võng, giường nếu trẻ đã biết lật, bò, đi và ngồi

- Không cho trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững

- Tránh để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt dễ ngã

- Không có hành động chơi đùa nguy hiển như xốc ngược, tung trẻ

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật