Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu Kiên đề nghị Viện kiểm sát không được suy diễn

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Trong phần tranh luận với VKS chiều nay (30/5), bầu Kiên đề nghị Viện kiểm sát không được suy diễn vì điều đó có thể làm ảnh hưởng đến chính mạng sống của bị cáo.rn

(ĐSPL) –  Trong phần tranh luận với VKS chiều nay (30/5), bầu Kiên đề nghị Viện kiểm sát không được suy diễn vì điều đó có thể làm ảnh hưởng đến chính mạng sống của bị cáo.
VKS về tội kinh doanh trái phép, bầu Kiên tỏ ra “hài hước” khi cảm ơn VKS đã giữ nguyên quan điểm về việc mua cổ phần cổ phiếu là kinh doanh trái phép. Bị cáo Kiên mong ý kiến này được giữ trong suốt quá trình xét xử, bởi đó là bằng chứng giúp bầu Kiên chứng minh được Vịện kiểm sát đang làm trái pháp luật.
Xem clip Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố tội của bầu Kiên:
Bầu Kiên giải thích: Đối với 5 công ty, trong đó có những công ty bị cáo Kiên góp vốn, bị quy kết kinh doanh trái pháp luật. Nếu quy kết như vậy thì hàng loạt công ty kinh doanh trong 20 năm qua đang đứng trước nguy cơ vi phạm pháp luật. Như vậy, công dân Nguyễn Đức Kiên bị coi là vi phạm pháp luật, còn những người khác, pháp nhân khác không bị coi là vi phạm, vậy có công bằng không?

Tại phiên tòa trước đó, bầu Kiên cũng đã trích những văn bản pháp luật để chứng minh bản thân vô tội

Bị cáo Kiên tỏ ra đau khổ: “Có sự phân biệt đối xử giữa công dân khi áp dụng cùng một điều luật, cùng một hành vi nhưng chỉ có công dân Nguyễn Đức Kiên vi phạm pháp luật”.
Theo bị cáo Kiên cho biết: VKS đã không nêu đầy đủ về các ý kiến của Kiên tự bào chữa hôm qua. Mặt khác, trong việc kinh doanh vàng trái phép, ông Kiên bức xúc vì VKS không nêu đầy đủ ý kiến. Ông Kiên diễn giải cụ thể: “Trong văn bản phụ lục ký giữa ông Lê Quang Trung và ACB quy định rõ chức năng nhiệm vụ của ông này khi ra quá trình đặt lệnh, khớp lệnh, khẳng định tất cả là do ông Trung chứ không phải tôi. Trong phần trả lời VKS nêu rất nhiều văn bản nhưng văn bản quan trọng nhất thì không nêu”. 
Về mặt pháp lý, bầu Kiên nêu quan điểm: “VKS trích dẫn sai ý kiến của tôi”.
Bị cáo Kiên đưa ra ví dụ: Công ty khi mua trụ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh thì hạch toán vào tài sản cố định và trích khấu hao, khi bán thanh lý cũng không cần giấy phép đăng ký kinh doanh bất động sản vì đây là hoạt động đầu tư chứ không phải kinh doanh.
Các công ty để tiền trong ngân hàng thì được hưởng lãi, các công ty này không bao giờ cần phải có phép phải đăng ký kinh doanh tài chính thì mới được hưởng lãi, điều này được quy định bởi Bộ Tài chính. Nếu VKS cho rằng đầu tư là kinh doanh thì pháp luật đã không cần phải phân biệt đây là 2 hoạt động khác nhau.
Bị cáo Kiên khẳng định thực hiện đúng quy định của pháp luật, không quanh co cố ý né tránh: “Tôi làm trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo kỹ càng các văn bản pháp luật”.
Đối với hành vi trốn thuế, Kiên khẳng định: Chi cục thuế Đống Đa kiểm tra, Công ty B&B đã xuất trình những hợp đồng ủy thác và không có sai phạm về thuế.
Kiên xin được nói hộ vợ là công ty B&B đã xin xác minh lại các hợp đồng tài chính. Công ty B&B không phải nộp thuế và không phạm tội trốn thuế.
Bị cáo Kiên đề nghị HĐXX thực hiện giám định tài chính lại hoạt động kinh doanh của công ty để xác định Kiên có trốn thuế không.
VKS nói rằng hành vi lừa đảo của Kiên được xác lập ngay sau khi công ty ACBI nhận được tiền của Hòa Phát, bị cáo Kiên khẳng định không lừa đảo và ở phần tranh luận sáng nay (30/5) đại diện của Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long cũng nói không kiện Kiên.
Cuối cùng, bầu Kiên yêu cầu Viện kiểm sát không được suy diễn vì điều đó có thể ảnh hưởng đến chính mạng sống của Kiên và rất nhiều công dân khác.

Tin nổi bật