Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu cử Pháp: Bà Le Pen bị đối thủ "chơi xấu"?

(DS&PL) -

Các nhà phân tích cho rằng, bà Le Pen- ứng cử viên Đảng Mặt trận Quốc gia rất có thể bị đối thủ tập trung dồn phiếu...

Các nhà phân tích cho rằng, bà Le Pen- ứng cử viên Đảng Mặt trận Quốc gia rất có thể bị đối thủ tập trung dồn phiếu...

Một ngày trước khi Pháp chính thức bắt đầu vòng bầu cử tổng thống đầu tiên, ứng cử viên Marine Le Pen - người đã xây dựng chiến dịch tranh cử mang tinh thần dân túy như Tổng thống Trump đang cho thấy sự ủng hộ cao của cử tri.

Một cuộc thăm dò do Odoxa tiến hành cho thấy tỷ lệ ủng hộ của bà Le Pen đang có sự bám đuổi sít sao trước ứng viên trung dung Emmanuel Macron.

Hai ứng viên Marine Le Pen và Emmanuel Macron đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận.

Nếu thành công, bà Le Pen sẽ làm nên lịch sử khi trở thành nhà lãnh đạo cánh hữu đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến giành quyền lực ở một quốc gia Tây Âu.

Tuy nhiên, cuộc đua được cho là vẫn chưa ngã ngũ một cách rõ ràng cho đến khi kết quả kiểm phiếu cuối cùng được đưa ra. Theo tờ Newsweek, có tới một phần ba số cử tri dường như chưa đưa ra lựa chọn cuối cùng trong vòng bầu cử đầu tiên.

Tổng thống Trump cho biết ông tin rằng vụ tấn công ở đại lộ Champs-Elysees cách đây vài ngày sẽ giúp nâng cao sự ủng hộ đối với bà Le Pen trong chính sách chống khủng bố, trong khi cựu Tổng thống Barack Obama là người bày tỏ sự ủng hộ với nhân vật Macron.

André Robert, 56 tuổi, một cử tri Pháp cho biết quan điểm cứng rắn của bà Le Pen về chống khủng bố đã thuyết phục ông: "Tôi sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nào giữ cho chúng tôi an toàn".

Le Pen là người đồng quan điểm với Tổng thống Trump về vấn đề nhập cư, trong khi ủng hộ một giải pháp trưng cầu dân ý rời khỏi EU như nước Anh.

Hầu hết các nhà phân tích theo chiều hướng ôn hòa đều mong muốn ông Macron giành chiến thắng khi cho rằng những đường lối của bà Le Pen là sự khác biệt quá mạo hiểm.

Theo bình luận viên Caroline Clarkson của tờ The Hill, nét đặc biệt của hệ thống bầu cử Pháp là cử tri đi bầu hai lần. Trong vòng đầu tiên các cử tri sẽ chọn ứng viên mà họ thích, bất kể người đó có cơ hội thực sự để được bầu hay không.

Nhưng trong vòng cuối cùng hai tuần sau, cử tri sẽ nghiêm túc lựa chọn và nhận thức sâu sắc về người lãnh đạo tiếp theo của họ.

Giáo sư lịch sử Pháp Robert Tombs từng mô tả bầu cử Pháp bằng một câu nói: "Ở vòng một, bạn bỏ phiếu cho người mà bạn thích. Ở lần thứ hai bạn bỏ phiếu chống lại người mà bạn sợ hãi".

Đây là cách bỏ phiếu chiến lược, một truyền thống của Pháp nhằm mục đích ngăn chặn những nhân vật cực đoan nắm quyền lực.

Do đó đang có những bất lợi dành cho ứng viên cực hữu Marine Le Pen khi các đảng phái chính thống sẽ kêu gọi cử tri tập trung phiếu bầu cho bất kỳ ai, kể cả đối thủ, nhằm hạn chế khả năng giành chiến thắng của bà Le Pen nếu bà bước vào vòng cuối cùng.

Đây chính là điều đã xảy ra vào năm 2002, khi cha của bà Marine Le Pen là ông Jean-Marie Le Pen đã bất ngờ đi đến vòng hai và có nhiều cơ hội giành chiến thắng, nhưng các cử tri cánh tả đã tập trung tất cả phiếu cho ứng cử viên bảo thủ - Jacques Chirac - người đã tái đắc cử với con số không tưởng 82%.

Ông Jean-Marie Le Pen là nhân vật cánh hữu từng thua trước cựu Tổng thống Jacques Chirac trong cuộc bầu cử năm 2002.

Tuy nhiên nhà kinh tế học người Pháp Charles Gave cho rằng trường hợp nói trên có thể sẽ không ứng vào bà Le Pen và nữ ứng viên đảng Mặt trận Quốc gia Pháp sẽ giành chiến thắng một cách ngoạn mục.

Gave cho biết số cử tri chưa đến 40% là tin xấu đối với ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron. Trong khi số cử tri ủng hộ ông Francois Fillon và Jean-Luc Melenchon dường như sẽ chuyển hướng sang ủng hộ Le Pen nếu bà vào vòng sau cùng với Macron khi hai nhân vật nói trên có các chính sách tương đồng với nữ ứng viên.

Trước vòng đầu tiên trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hôm 23/4, truyền thông nước này bắt đầu nổ ra những tranh cãi gay gắt về khả năng thao túng ngầm của Nga ở chính trường châu Âu khi hiện tại có đến 3 trong số 4 ứng viên ở Pháp đang cho thấy các chính sách gần gũi hơn với chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin.

Với tình hình hiện tại khi cơ hội vẫn chia đều cho tất cả, giới quan sát nhận định Điện Kremlin đang có nhiều cơ hội gặt hái được những lợi ích ngầm nếu như một trong các ứng viên thân Nga giành chiến thắng, mà trong đó người được kỳ vọng nhất là bà Marine Le Pen.

Nói về sự tương giao giữa Tổng thống Putin và ứng viên Marine Le Pen - lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia của Pháp, chuyên gia Nga Michel Eltchaninoff, đã mô tả nữ ứng cử viên cánh hữu là người ngưỡng mộ tư tưởng của nhà lãnh đạo Nga khi từng hết lời khen ông là chính khách cứng rắn và hiệu quả trong các vấn đề về nhập cư.

Giáo sư Hudson Benjamin Haddad từ Viện Hudson cho rằng "một chiến thắng của Melenchon hay của Le Pen rõ ràng là sự kết thúc dành cho EU". "Tổng thống Pháp có nhiều quyền lực hơn tổng thống Mỹ. Vì vậy, tác động trên con đường cải cách xã hội và đường lối trong các chương trình tài khóa, nhập cư, EU và chính sách đối ngoại sẽ có những thay đổi rất lớn", ông kết luận.

Những điều này được cho là sẽ đi đúng hướng Nga mong muốn. Thomas Gomart, giám đốc viện Quan hệ Quốc tế Pháp, một cơ quan tư vấn ở Paris cho biết: "Đối với Nga, họ đang muốn thể hiện quyền lực ảnh hưởng của mình. Họ đã công khai chọn ứng viên cho riêng mình. Nếu Le Pen được bầu, đó có thể là một cuộc tái cấu trúc ngoạn mục trong thế chế chính trị phương Tây. Người Nga muốn làm suy yếu châu Âu và phá vỡ NATO. Khả năng họ nhận được tin mừng là rất cao".

Quốc Vinh

Tin nổi bật