Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bắt quả tang bảo vệ cất giấu thuốc nổ trong trường học

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đang cất giấu vật liệu nổ trái phép trong phòng, một bảo vệ trường đã bị Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) phát hiện và bắt giữ.

(ĐSPL) - Đang cất giấu vật liệu nổ trái phép trong phòng, một bảo vệ trường đã bị Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) phát hiện và bắt giữ.

Ngày 4/1, Đại tá Lương Thế Lộc, trưởng Công an huyện Thanh Chương cho biết, cơ quan điều tra đang tạm giữ một bảo vệ trường để phục vụ điều tra về hành vi tàng trữ, buôn bán vật liệu nổ trái phép.

Theo đó, vào tối ngày 1/1, ông Hoàng Đình Phượng (64 tuổi), trú tại xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, là bảo vệ trường THCS Cát Văn, huyện Thanh Chương đang cất giấu thuốc nổ trong trường thì bất ngờ bị tổ công tác Công an huyện Thanh Chương phát hiện, bắt giữ.

Đối tượng Hoàng Đình Phượng và tang vật tại cơ quan điều tra.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một bao tải bên trong chứa 50 thỏi mìn có trọng lượng 10kg và một cuộn dây cháy chậm dài khoảng 9m.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã đưa toàn bộ tang vật và di lý đối tượng về trụ sở cơ quan để phuc vụ công tác điều tra.

Trước đó, vào ngày 31/12/2016, Công an huyện Thanh Chương cũng đã bắt giữ Nguyễn Thanh Vinh, trú xóm 10, xã Thanh Hương về hành vi tàng trữ trái phép chất nổ. Khám xét nhà Vinh, lực lượng công an thu giữ 50kg thỏi thuốc nổ, 114 kíp nổ và 6,8m dây cháy chậm.

Hiện, các vụ việc đang được Công an huyện Thanh Chương tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.

Điều 232 – Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

1.  Người nào chế tạo , tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

A)  Có tổ chức;

B)  Vật phạm pháp có số lượng lớn;

C) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

D) Gây hậu quả nghiêm trọng;

Đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Vật phạm pháp có só lượng rất lớn;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Tin nổi bật