Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất ngờ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn có câu hỏi Toán học

(DS&PL) -

Trong kỳ thi học sinh giỏi dành cho khối lớp 9 vừa qua của TP.HCM, đề thi môn Ngữ văn có một câu hỏi liên quan đến Toán học tạo sự bất ngờ.

Trong kỳ thi học sinh giỏi dành cho khối lớp 9 vừa qua của TP.HCM, đề thi môn Ngữ văn có một câu hỏi liên quan đến Toán học tạo sự bất ngờ và thích thú đối với cả thí sinh và giáo viên.

Cụ thể, trong câu 1 (8 điểm), đề thi nêu ra một bài Toán với quy tắc đánh số thứ tự của bãi đậu xe gồm 16, 06, 68, 88, ?, 98

Theo em, chiếc ô tô đang đậu ở ô số mấy? Thật khó phải không? 16, 06, 68, 88, ?, 98. Dường như bãi đậu xe này đánh số không theo một quy tắc nào?

Không phải thế đâu. Chỉ cần quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời.

Cũng như vậy, trong cuộc sống đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị.

Em có đồng ý như vậy không? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em?

Thoạt nhìn có thể thấy đây là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, lật ngược tờ giấy lại học sinh sẽ thấy rõ câu trả lời.

Cụ thể nếu lật ngược đề thi học sinh sẽ nhìn thấy đáp án được đánh theo số thứ tự là 86, 87, 88, 89, 90, 91. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng nêu ra quan điểm của bản thân mà đề bài yêu cầu.

Nhận xét về đề bài nghị luận xã hội, thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên Ngữ văn, cho rằng đề hay và ý nghĩa, không chỉ tạo được bất ngờ cho học sinh làm bài mà còn tạo ra nhiều cảm xúc.

"Đề thi giúp các bạn vừa chiêm nghiệm triết lý với thông điệp nhân văn về việc nhìn cuộc sống và con người đa chiều. Cách đặt vấn đề cũng rất dễ thương chứ không khuôn mẫu, phù hợp tâm lý và nhận thức của một học sinh lớp 9", thầy Quỳnh phân tích.

Theo một đại diện phụ trách giáo dục phổ thông Sở GD-ĐT TP.HCM, đây là đề thi do tổ Ngữ văn phụ trách. Theo ông, đề thi "tương đối thú vị và phù hợp với việc lựa chọn học sinh giỏi". Việc ra đề thi này nhằm khơi gọi cho học sinh có một góc nhìn mới. Đó đánh giá sự việc không chỉ nhìn vào vấn đề trước mắt, nhìn một hướng mà cần có góc nhìn đa chiều, như vậy sẽ thấy được toàn diện, hài hòa vấn đề hơn.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật