Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bật mí những gian nan chưa từng hé lộ của "Tây du ký" 1986

(DS&PL) -

Đoàn làm phim "Tây du ký" đã trải qua không ít gian nan, cực nhọc để đem đến cho người hâm mộ một tác phẩm kinh điển, sống mãi với thời gian.

Đoàn làm phim "Tây du ký" đã trải qua không ít gian nan, cực nhọc để đem đến cho người hâm mộ một tác phẩm kinh điển, sống mãi với thời gian.

Gần ba thập kỷ trôi qua, Tây du ký 1986 đã trở thành một phần tuổi thơ cũng như ký ức không thể quên của nhiều thế hệ khán giả Việt. Dù năm nào phim cũng được phát lại trên truyền hình nhưng vẫn khiến người ta phải chăm chú dõi theo từng bước chân bốn thầy trò Đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh.

Để tạo nên một tác phẩm "kinh điển" trong thời gian nhân lực cũng như vật lực có hạn, đoàn làm phim Tây du ký đã trải qua rất nhiều gian khổ.

1. Vật chất thiếu thốn, cơm ăn không đủ no

Những năm 80 còn nghèo nàn, điều kiện của đoàn làm phim cũng chẳng khá hơn. Tính ra họ chỉ được cấp 6 hào cho mỗi bữa cơm, nên chỉ cần đến một số vùng phí dụng cao như Quảng Châu, sẽ không đủ tiền mua thức ăn. Một bát bánh chẻo 6 cái giá 2 đồng rưỡi, căn bản không đủ ăn với một người sức dài vai rộng. Do đó, đạo diễn Dương Khiết phải bỏ tiền túi ra để thành viên đoàn làm phim được ăn no.

2. Nhiều lần gặp nạn khi quay thực cảnh

Để có thể tìm được những cảnh thật phù hợp yêu cầu, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim phải rong ruổi trên khắp đất nước Trung Quốc, đi qua hơn 26 tỉnh thành, khu tự trị. Ai cũng đôi ba lần suýt mất mạng, như đạo diễn Dương Khiết suýt nữa rơi từ trên vách núi xuống, hay Ngựa Bạch Long không may rớt xuống mương máng, Tôn Ngộ Không đứt cáp khi quay phim.


3. Dây cáp treo, dây thừng được trưng dụng đến mức tối đa

Quay phim Vương Sùng Thu và đạo diễn Dương Khiết là vợ chồng, họ cùng đoàn làm phim Tây du ký ra bắc vào nam chừng 6 năm, không có thời gian chăm nom con gái mới 12 tuổi. Kinh phí sản xuất phim eo hẹp, họ phải tận dụng dây cáp treo, dây thừng đến mức tối đa, nên có thể nói một trong những vận dụng nguy hiểm nhất đoàn làm phim là dây cáp treo. Một lần, "Sa Tăng" Diêm Hoài Lễ nặng 85kg đang treo mình trên không thì dây cáp bỗng bị đứt, rơi trúng người quay phim Vương Sùng Thi, khiến ông bị ngất, náo loạn cả đoàn làm phim.


Hơn nữa, những năm 1982 Trung Quốc chưa có người biết về kỹ thuật cáp treo, mọi người trong đoàn làm phim phải sang tận Hong Kong để học tập. Đối với một bộ phim cần "bay trên trời" nhiều như Tây du ký, dây cáp treo được mài nhỏ đến mức tối đa, nên vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi lần Tôn Ngộ Không và Trư Bát giới đặt chân xuống đất an toàn, cả đoàn làm phim lại vỗ tay chúc mừng.

4. Nhân lực thiếu thốn, một người 7 vai

Với một tác phẩm đồ sộ như Tây du ký, số lượng diễn viên cần để quay đủ các tập phim, từ vai chính đến vai phụ, vai quần chúng đều rất nhiều. Tuy nhiên, thời điểm sản xuất phim, kinh phí eo hẹp, nhiều diễn viên đã được trưng dụng để đóng thêm... nhiều vai khác. Kỷ lục phải kể đến nhà sản xuất Lý Hồng Xương, mình ông từng đóng 7 vai khác nhau, gồm ngư ông, hắc hổ tinh, yêu quái nhiều mắt, rết tinh, đại thần, thương gia và Phật tổ, nên còn được khán giả gọi đùa là "đào kép vạn năng".


Ngay đến vai Đường Tăng cũng do ba diễn viên tham gia diễn xuất. Người đầu tiên là Uông Việt. Sau khi đóng xong 3 tập, ông cảm thấy vai diễn này không hấp dẫn lắm lại thêm lời gọi mời từ một bộ phim điện ảnh khác nên đã rời đoàn làm phim. Từ Thiếu Hoa vốn được nhắm cho vai Tiểu Bạch long, nhưng sau khi Uông Việt rời đi, ông đã trở thành Đường Tăng. Sau khi quay hết tập 9, Từ Thiếu Hoa phải đi học đại học nên cũng rời đoàn làm phim. Cuối cùng, trong một lần tình cờ, đạo diễn bắt gặp Trì Trọng Thụy, cảm thấy ông rất hợp với vai này nên đã mời ông tham gia đóng Tây du ký.


Ngoài ra, không chỉ vào vai Đường Tăng, ba diễn viên trên còn đóng rất nhiều vai khác. Uông Việt từng đóng vai con khỉ trắng trong tập "Hầu vương xuất thế". Từ Thiếu Hoa từng đóng vai Đông hải long vương và nhân vật cha đẻ của mình. Trì Trọng Thụy từng đóng Cảnh long Vương trong tập "Nước Ô Kê"; Văn thần trên thiên đình trong tập "Động không đáy" hay Sa Tăng trong tập "Truyền nghệ ở châu Ngọc Hoa".

5. Tề Thiên Đại Thánh trong phim khác hẳn ngoài đời

Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không được tôi luyện trong lò đan bát quái, có "hỏa nhãn kim tinh" nhìn xuyên được yêu ma, nhưng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng ở ngoài cận tới... 6 đi-ốp. Vì khao khát được đóng phim nên ông đã giấu điều này.


Do đó, mỗi lần bắt đầu những cảnh đánh nhau, Lục Tiểu Linh Đồng thường xuyên phang gậy vào đầu người khác, khiến trong suốt một thời gian dài sau đó, không ai dám đóng chung những cảnh tay đôi với ông. Đạo diễn Dương Khiết bắt đầu nghi ngờ vì Lục Tiểu Linh Đồng múa võ một mình, sau khi gặng hỏi nhiều lần mới biết Lục Tiểu Linh Đồng bị cận thị nhưng không thích đeo kính áp tròng vì không thoải mái.



Tin nổi bật