Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bật mí mẹo cực đơn giản giúp cành đào tươi lâu suốt Tết Nguyên đán

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Hoa đào là loài cây không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc, thế nhưng không phải ai cũng biết cách để giữ cành đào tươi lâu và nở đẹp.

Hoa đào có nhiều giống như đào bích, đào phai, đào trắng, đào lai ghép, đào thất thốn, đào rừng cổ thụ… Dù là giống đào nào thì để có được cành hoa đào rực rỡ và tươi đẹp đón Tết, người trồng đều cần tuốt lá trước từ 35 - 60 ngày.

Theo thông tin trên báo Công Thương, nếu muốn có một cành đào tươi lâu thì phải chú ý ngay từ khâu chọn mua cây hoặc cành. Cụ thể, nên chọn cành đào già có thân sần sùi ngả màu nâu đậm và cứng cáp, tán tròn, nhánh phân bổ đều. Ngoài ra, cần chú ý chọn các cành tươi, khỏe, có nhiều nụ từ nụ nhỏ đến nụ lớn để hoa được nở đều suốt từ Tết đến rằm.

Đối với đào cây, nên chọn các cây có đầy đủ lộc, hoa nở, nụ và các nhánh cây còn tươi. Chọn những cây có nhiều nụ mập mạp để hoa về nở luôn đúng dịp Tết, ưu tiên chọn các cây đào có tán đều và đẹp. Lưu ý, khi đánh cây tránh làm đứt rễ, vỡ bầu ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Cách để giữ cành đào tươi lâu

Bí quyết quan trọng nhất là rửa sạch lọ cắm và đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, như vậy hoa sẽ bền và tươi lâu. Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ.

Đối với cây hoa đào trồng trong chậu, nên tưới thường xuyên bằng nước sạch nhưng không cần ẩm ướt quá, đào ưa khô nên nếu tưới nhiều gốc đào sẽ úng và thối rễ, cây nhanh hỏng…

Nếu muốn có một cành đào tươi lâu thì phải chú ý ngay từ khâu chọn mua. Ảnh minh họa

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cành đào

Hãy thả vài viên B1 vào lọ cắm cành đào để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Có thể dùng ngay loại dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây có đủ dinh dưỡng hơn. Một thành phần khác cũng nên tham khảo để bổ sung dinh dưỡng giúp đào tươi khoẻ là Kali.

Làm cách nào để điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm?

Hoa đào sẽ nở nhanh hơn trong điều kiện thời tiết nóng ấm. Để làm chậm quá trình này, chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm, từ đó hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Ngoài ra, dùng nước lạnh để cắm hoa và thay nước lạnh hàng ngày cũng là một giải pháp.

Đối với đào cây, rải một lớp sỏi quanh gốc sẽ có tác dụng làm mát gốc. Bên cạnh đó, việc đặt đào ra ban công thoáng gió cũng giúp hạn chế hoa nở.

Ngược lại, nếu muốn hoa đào nở nhanh thì nên dùng nước ấm để cắm hoa hoặc để hoa trong nhiệt độ ấm, thắp điện hoặc đốt hương. Đối với đào cây, có thể dùng rượu trắng để phun dạng sương mù khắp cây hoặc đắp vôi, đất đèn quanh gốc, qua đó giúp hoa nở nhanh chỉ sau vài ngày.

XEM THÊM: Lạp xưởng- món ăn quen thuộc ngày Tết nhưng ăn sao cho đúng?

Có nên đốt gốc cành đào không?

Về vấn đề này, báo Lao Động dẫn lời những chủ vườn tại vườn đào Nhật Tân (Hà Nội) cho hay, đốt bằng lửa sẽ làm gốc đào bị cháy xém, không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cành, dẫn đến cành nhanh héo, hoa chóng tàn.

Theo các chuyên gia, đốt gốc đào là kinh nghiệm dân gian nhằm diệt vi khuẩn và nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm hạn chế nhựa chảy ra, tiêu hao dinh dưỡng... Dù vậy, đốt gốc cành đào cũng làm tắc mạch, hạn chế cho nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cành.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật