Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bắt lô hàng gần 5 kg trang sức bằng ngà voi, vẩy tê tê giấu trong bụng cá hồi

(DS&PL) -

Kiểm tra hành lý của người phụ nữ, lực lượng chức năng phát hiện gần 5 kg trang sức bằng ngà voi Châu Phi, vẩy tê tê được quấn trong các cuộn giấy bạc, bụng cá hồi đông l

Kiểm tra hành lý của người phụ nữ, lực lượng chức năng phát hiện gần 5 kg trang sức bằng ngà voi Châu Phi, vẩy tê tê được quấn trong các cuộn giấy bạc, bụng cá hồi đông lạnh, sữa hộp...

Theo thông tin trên báo Vnexpress, ngày 4/5, nghi vấn người phụ nữ vừa xuống chuyến bay từ Angola, lực lượng hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất phối hợp Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, chặn lại.

Kiểm tra hành lý của chị này, lực lượng chức năng phát hiện nhiều vòng đeo tay, hạt dây chuyền... làm từ ngà voi Châu Phi. Rất nhiều vẩy tê tê (loài quý hiếm) được quấn trong các cuộn giấy bạc, bụng cá hồi đông lạnh, sữa hộp... Tổng trọng lượng gần 5 kg, ước tính trị giá gần 300 triệu đồng.

Sản phẩm nghi làm từ động vật hoang dã được giấu trong bụng cá hồi - Ảnh: Công an TP HCM

Cùng đưa tin về vụ việc, báo Thanh Niên thông tin thêm, theo Hải quan, nghi can đã sử dụng thủ đoạn mới, hết sức tinh vi bằng cách chia nhỏ số tang vật, bọc trong giấy bạc và cất giấu trong bụng cá hồi đông lạnh và các hộp sữa bột nhằm qua mặt lực lượng chức năng, phương tiện kỹ thuật.

Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ thu thập thông tin, cơ quan hải quan đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ việc trên.

Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã thu giữ tang vật và phối hợp với các cơ quan chức năng, để điều tra làm rõ đường dây, ổ nhóm, hành vi vi phạm của đối tượng.

Theo báo Tuổi trẻ, trước đó, lực lượng Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74) và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) phát hiện vụ vận chuyển trái phép 5kg sừng tê giác.

Vụ việc đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khởi tố về tội vận chuyển hàng cấm qua biên giới.

Điều 153. Tội buôn lậu (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm  đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất  lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù  từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính  đặc biệt  lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật