Theo tờ Brightside, bật đèn sáng khi ngủ có thể gây ra 4 tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe:
Ảnh hưởng đến tim mạch
Hormone melatonin, do tuyến tùng trong não sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học, đồng thời giúp hạ nhiệt độ cơ thể và huyết áp. Việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm ức chế quá trình sản xuất melatonin, dẫn đến huyết áp tăng cao. Do đó, bật đèn quá sáng khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tăng cân
Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, góp phần gây ra tình trạng béo phì. Thêm vào đó, sự gián đoạn giấc ngủ và nhịp sinh học cũng là một yếu tố dẫn đến béo phì.
Thay đổi nội tiết tố
Ngay cả ánh sáng từ các thiết bị điện tử cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng phát ra từ điện thoại thông minh, tivi hoặc máy tính làm giảm lượng melatonin được sản xuất và làm gián đoạn các quá trình sinh học khác. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng làm tăng hormone lão hóa và giảm các chất chống lão hóa.
Tăng nguy cơ trầm cảm
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hơn nữa, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Tiến sĩ Phyllis Zee, Trưởng khoa Thuốc ngủ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern cho biết: Mọi người cần tránh hoặc giảm thiểu lượng ánh sáng trong khi ngủ.
Cô Zee đưa ra các mẹo để giảm ánh sáng trong khi ngủ:
Đừng bật đèn. Nếu cần bật đèn, hãy bật đèn mờ để gần sát sàn nhà.
Chọn đèn màu hổ phách hoặc đỏ, cam sẽ ít kích thích não bộ hơn. Tránh đèn trắng hoặc xanh lam và để cách xa giường.
Dùng bịt mắt là tốt nhất, theo ScienceDaily.