Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bắt chó thả rông: Vất vả vì chó "quá nhanh, quá nguy hiểm"

(DS&PL) -

Trong chiến dịch phòng chống bệnh dại, hạn chế tai nạn giao thông...., Chi cục Thú y TP.HCM đã triển khai một lực lượng chuyên bắt chó chạy rông bằng cách lái xe ô tô chu

Trong chiến dịch phòng chống bệnh dại, hạn chế tai nạn giao thông...., Chi cục Thú y TP.HCM đã triển khai một lực lượng chuyên bắt chó chạy rông bằng cách lái xe ô tô chuyên dụng tuần tra trên nhiều tuyến đường tại 24 quận huyện trên địa bàn TP.

Theo tin tức trên báo Thanh Niên, sáng 12/9, Trạm phòng chống dịch, kiểm dịch động vật Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với lực lượng đô thị và công an P.Tân Thuận Tây (Q.7, TP.HCM) tuần tra bắt chó chạy rông trên địa bàn.

Lúc 7h45 đội tuần tra đi dọc một số hẻm trên địa bàn P.Tân Thuận Tây, khi đến trước hẻm 187 Tân Mỹ (P.Tân Thuận Tây), phát hiện một con chó màu đen (nặng khoảng 4 kg) đang chạy, 2 thành viên đội bắt chó nhanh chóng vung gậy chặn lại. Tuy nhiên, vị chủ nhà tại đây lao ra la hét và nhanh chóng lùa chú chó này vào trong nhà đóng cửa.

Lúc 8h, đầu hẻm 17 Trần Xuân Soạn (P.Tân Thuận Tây), phát hiện hai chú chó màu đen đang nhởn nhơ chơi đùa tại đây, 2 thành viên đội bắt chó chặn hai đầu, lao vào "hành động". Tuy nhiên, hai chú chó nhanh chóng phi qua khỏi dây thòng lọng, chạy mất hút vào con hẻm. Hai thành viên lấy tay áo lau mồ hôi nhễ nhại trên trán tiếp tục lên xe di chuyển.

Chú chó đang "tắm nắng" ngoài đường nhưng không rọ mõm nên bị bắt - Ảnh: Kenh14/ Thời đại

Cạnh đó, dưới chân nhánh cầu Tân Thuận 2, thấy một chú chó lớn màu xám đang đi lang thang, hai thành viên trong đội cũng lập tức vung gậy chặn bắt. Nhưng chú chó này cũng "né đòn" trước khi phóng vào nhà một hộ dân tại đây....

Nhiều nhân viên bị chủ nuôi chó hành hung

Chia sẻ trên báo Infonet, ông Dương Thanh Đa – Đội trưởng Đội bắt chó thả rông - thuộc Chi cục Thú y TP.HCM cho hay: “Đây là công việc rất dễ mất lòng và dễ đụng chạm. Không ít trường hợp các nhân viên bị các chủ nuôi chó hành hung, gây thương tích, nhiều khi phải nén lòng cam chịu”.

“Pháp luật không có quy định nào về việc cấm nuôi chó. Tuy nhiên, người nuôi chó phải trông giữ, nuôi nhốt cẩn thận để tránh trường hợp chó tấn công người (đặc biệt đối với trường hợp chó đã mắc bệnh dại), ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác” - ông Đa cho biết thêm.

Cũng theo báo Infonet, ở một khía cạnh khác, nhiều người tỏ ra bức xúc trước quy định “nếu chó bị bắt sau 72 giờ, chủ nhân không đến nộp phạt và nhận chó, chó sẽ bị tiêu hủy".

"Tại sao phải tiêu huỷ, giết chó nếu không có người đến nhận? Sao không phân loại, kiểm tra bệnh dại, nếu con nào khỏe mạnh thì chuyển sang cơ sở nuôi và bán chó để chuyển sang chủ mới thay vì giết, tiêu hủy? Tôi không nuôi chó nhưng nghĩ cách này mới hợp lý và nhân văn" – anh Võ Tân Tuấn bình luận.

Theo thông tin trên TTXVN, Nghị định 90/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, bắt có hiệu lực từ ngày 15/9.

Theo quy định này, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự từ 600.000 đến 800.000 đồng như hành vi trên.

Đối với trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.

Đối với trường hợp người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 – 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tùy theo mức độ thiệt hại.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật