Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bão số 2 gây nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Lạng Sơn – Cao Bằng

(DS&PL) -

Ngày 19/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (BCĐ) họp đánh giá công tác chuẩn bị ứng phó với bão.

Ngày 19/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (BCĐ) họp đánh giá công tác chuẩn bị ứng phó với bão. Chiều tối ngày 18/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban BCĐ Cao Đức Phát đã đi công tác thực tế tại Hải Phòng, Quảng Ninh, chỉ đạo trực tiếp công tác ứng phó với bão. Đến sáng ngày 19/7, diễn biến bão vẫn rất phức tạp.

Bão đã đổ vào TP Móng Cái (Quảng Ninh)

Lúc 7h sáng ngày 19/7, tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc, 108,2 độ Kinh Đông, cường độ mạnh cấp 11. Bão số 2 đang ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Tại đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió giật cấp 9, đảo Cô Tô có gió giật cấp 9, Móng Cái có gió giật cấp 9, Quảng Hà (Quảng Ninh) có gió giật gấp 7 – 8, Cửa Ông (Quảng Ninh) và Phù Liễu (Hải Phòng) có gió giật cấp 6.

Dự báo trong 6 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và tiếp tục suy yếu thêm. Như vậy, sáng 19/7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung với cường độ mạng cấp 10 – 11, giật cấp 13 – 14.

Sáng nay, bão đã đi vào phía Bắc của Móng Cái cách Móng Cái khoang 20 – 50km, chỉ trong 2 – 3 giờ tâm bão sẽ Móng Cái với gió tiếp tục tăng, cấp 10 – 12. Ông Hoàng Đức Cường, quyền Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo: Theo mô hình dự báo, bão sau khi đổ bộ sẽ tiếp tục đi sâu vào đất liền với cường độ mạnh. Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung nhất là Cao Bằng, Lạng sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn cần đặc biệt đề phòng lũ ống, lũ quét, bởi bão vẫn ở cấp 7 – 8, giật cấp 9 – 10 khi vào các khu vực này.

Ngoài quan tâm đến gió mạnh thì mưa rất đáng ngại tập trung từ Đông Bắc đến vùng núi phía Bắc bao gồm cả Tây Bắc (từ Đông Bắc - Tây Bắc). Lượng mưa có thể kéo dài đến 21 - 22/7 do tình thế sau bão có rãnh kết hợp với cơn bão đang ở philippin, thời gian mưa kéo dài từ 50mm/ngày, nguy cơ sạt lở đất rất cao. Lượng mưa hiện nay có thu hẹp hơn nhưng nguy cơ ngập úng ở đồng bằng và Hà Nội nguy cơ giảm xuống. Với lượng mưa 200 - 300mm, có thể sông Thao sông Lô lên báo động 3.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến sáng ngày 19/7 đã huy động 18.000 cán bộ chiến sĩ với khoảng 700 phương tiện các loại phối hợp với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình, kêu gọi lao động trên các phương tiện lồng bè, chòi canh, nuôi trồng thủy sản lên bờ trú tránh bão. Đồng thời, tổ chức di dời dân những nơi nguy hiểm ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

Đến nay, các địa phương đã sơ tán gần 8.000 hộ dân, với hơn 28.000 người ra khỏi vùng nguy hiểm. Lực lượng biên phòng tuyến biển đã kêu gọi, hướng dẫn cho 75.086 tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản với khoảng 250 người biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Đến 16h ngày 18/7, các tỉnh ven biển đã thực hiện lệnh cấm biển khá nghiêm. Với các ngư dân còn lại trên các chòi canh, lồng bè đã được vận động lên bờ. Những khu vực xung yếu đã thực hiện biện pháp di dời dân theo kế hoạch.

Trước những diễn biến mới của cơn bão số 2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng có ý kiến: “Tôi sẽ liên lạc trực tiếp với lãnh đạo các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng… đặc biệt chú ý vấn đề mưa trên diện rộng từ Đông Bắc – Tây Bắc có thể dẫn tới nguy cơ sạt lở cao”.

Tin nổi bật