Lông bàn chải đánh răng bị mòn
Lông bàn chải bị hư hỏng sẽ giảm hiệu quả làm sạch, không thể len lỏi vào kẽ răng để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn. Ảnh minh họa
Lông bàn chải bị mòn, xòe ra hai bên là dấu hiệu bạn cần thay bàn chải mới. Khi lông bàn chải không còn nguyên vẹn, việc làm sạch mảng bám và vụn thức ăn tại kẽ răng và viền nướu sẽ khó khăn hơn, khiến việc đánh răng kém hiệu quả.
Nên thay bàn chải đánh răng mới sau khi bị ốm, bệnh
Thời tiết thất thường khiến chúng ta dễ mắc các bệnh cảm cúm, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém. Trong thời gian bị bệnh, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là rất quan trọng. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại trên bàn chải đánh răng. Vì vậy, để tránh tái nhiễm vi khuẩn, bạn nên thay bàn chải mới.
Bàn chải để quá lâu trong môi trường ẩm ướt
Mọi người thường để bàn chải đánh răng trong phòng tắm để thuận tiện sử dụng. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt của phòng tắm là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bàn chải đánh răng để lâu trong môi trường này dễ bị nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, đừng tiếc tiền đầu tư một chiếc bàn chải mới để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Bàn chải bị rơi
Nhà tắm, dù được vệ sinh kỹ lưỡng đến đâu, vẫn là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Chỉ cần lỡ tay làm rơi bàn chải đánh răng xuống bồn rửa vài giây, cũng đủ để vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, để tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể qua đường miệng, hãy thay bàn chải mới ngay lập tức nếu chẳng may làm rơi.
Nhà tắm là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bàn chải rơi xuống đất có thể bị nhiễm bẩn ngay lập tức. Ảnh minh họa
Đầu bàn chải của mình tiếp xúc với bàn chải của người khác
Nhiều gia đình thường có thói quen để chung bàn chải đánh răng của mọi người trong cùng một chỗ, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan. Chúng ta thường chủ quan với người thân, không lo ngại việc lây nhiễm vi khuẩn qua bàn chải. Tuy nhiên, vi khuẩn không phân biệt người quen hay lạ, khi hai bàn chải tiếp xúc, chúng dễ dàng trao đổi và lây lan qua lại. Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh răng miệng hay cảm cúm, việc lây nhiễm sang người khác qua bàn chải là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài các vấn đề trên, các nha sĩ khuyến nghị nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng một lần.
Rửa sạch: Rửa kỹ bàn chải dưới vòi nước chảy để loại bỏ kem đánh răng và các mảng bám còn sót lại.
Vẩy khô: Giũ mạnh bàn chải để loại bỏ nước thừa.
Để khô tự nhiên: Đặt bàn chải thẳng đứng trong cốc hoặc giá để bàn chải, đầu lông hướng lên trên để nước còn đọng lại có thể chảy xuống và bàn chải khô nhanh hơn. Tránh để bàn chải nằm ngang hoặc úp xuống, vì sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.