Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Báo động tình trạng giới công sở Việt mắc các bệnh văn phòng

(DS&PL) -

Cuộc sống hiện đại với những tiến bộ về công nghệ giúp con người có thể “ngồi” một chỗ và thực hiện vô số công việc. Tuy nhiên chính sự tiện lợi này lại tạo ra một thói q

Báo động tăng cao tình trạng giới công sở Việt mắc các bệnh văn phòng:

● 80% dân số có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh đau lưng

● 40% người bị đau lưng dành nhiều thời gian để ngồi máy tính

● Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi 54%, ung thư cổ tử cung 66% và ung thư ruột già 33%

Cuộc sống hiện đại với những tiến bộ về công nghệ giúp con người có thể “ngồi” một chỗ và thực hiện vô số công việc. Tuy nhiên chính sự tiện lợi này lại tạo ra một thói quen đang từng ngày giết chết chúng ta. Điều này đã được chuyên gia Fitness Nguyễn Hoàng Trí Dũng kiểm chứng trong quá trình giúp đỡ những người gặp các vấn đề về tư thế do những thói quen sinh hoạt hay làm việc mang lại. Dưới đây là một số chia sẻ của ông về vấn đề bệnh văn phòng.

Vì sao bệnh công sở ở Việt Nam đáng báo động?

Khi làm việc tại Mỹ, ông Dũng nhận thấy người Mỹ tuy cũng làm công việc văn phòng, phải ngồi nhiều, nhưng họ ý thức được những nguy cơ do thiếu vận động và chủ động phòng tránh bằng hoạt động thể thao như tập tạ, chạy bộ v.v. (hơn 70% người trưởng thành ở Mỹ tham gia hoạt động thể chất hàng tuần); trong khi người Việt dành hơn 60% thời gian trong ngày để ngồi và chỉ đi bộ 600 bước/ ngày trong khi người Mỹ đi trung bình 6.000 bước (5km)/ ngày.

Việc ngồi máy tính nhiều dẫn đến vô số vấn đề như suy giảm thị lực, đầu hướng về phía trước khiến đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn hơn (5 - 6 lần), đồng thời việc ít vận động cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại như tích mỡ, thừa cân, suy giảm chức năng cơ - xương - khớp, lão hóa sớm.

Những vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày mà còn đe dọa tới sức khỏe, đặc biệt khi cơ thể bắt đầu lão hóa sau 40 tuổi.Ông Dũng cảnh báo rằng điều đáng sợ là những triệu chứng này chỉ biểu hiện rõ rệt sau vài năm.

Cơ chế khắc phục và cải thiện

Để khắc phục được những vấn đề kể trên thì trước hết, chúng ta phải có hiểu biết đúng đắn về cơ thể mình. Hệ cơ - xương - khớp của con người được hình thành với bộ khung xương, nối với nhau bởi các mô kết nối như gân, dây chằng, tạo ra chuyển động nhờ cơ bắp. Khi con người hoạt động, cơ - xương - khớp phối hợp với nhau để chuyển động, nên vấn đề tại bộ phận này có thể ảnh hưởng tới những bộ phận khác. Do đó, các bệnh kể trên cần tới chuyên môn cao từ bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu để kịp thời phát hiện, điều trị dứt điểm.

Ông Dũng chia sẻ, tại Swequity, người mới đến đều sẽ trải qua một bài kiểm tra thể trạng. Với những người gặp phải các vấn đề phức tạp hoặc từng bị chấn thương, trung tâm yêu cầu phải có lời khuyên luôn là nên đến khám bác sĩ trước. Từ những chẩn đoán này, HLV mới đưa ra lộ trình, bài tập phù hợp với tình trạng của người tập, giúp họ phục hồi các chức năng và cải thiện vóc dáng, thể trạng một cách khoa học.

Một số biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình

- Tăng cường vận động và tập luyện

Việc vận động thường xuyên giúp tim được rèn luyện, hệ cơ – xương – khớp được kích thích phát triển giúp các khớp xương được dẻo dai và chuyển động được linh hoạt hơn. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ - đặt ra mục tiêu khoảng 7.000 - 10.000 bước (6-9 km)/ngày. Một cá nhân không nên ngồi quá lâu mà nên đứng dậy, vận động sau 45’ ngồi làm việc. Ngoài ra, mỗi người nên chọn cho mình một bộ môn thể thao phù hợp, có thể là các bài tập tạ để củng cố hệ cơ xương, chạy bộ để tận hưởng không khí ngoài trời, hay tập yoga để giãn gân cốt. Trong một tuần, một người trưởng thành nên tập tối thiểu 3 buổi, mỗi buổi ít nhất 60 phút.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống

Luyện tập không thôi là chưa đủ, mà nếp sống - bao gồm chế độ dinh dưỡng – cũng cần phải lành mạnh. Cần phải kiểm soát lượng calo nạp vào, cũng như điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, nên giảm tiêu thụ chất kích thích, đồ rán, chiên, xào, nhiều đường và đặc biệt là đông lạnh, đóng hộp - loại thức ăn chứa lượng chất bảo quản cao nhưng lại ít dinh dưỡng.

- Theo dõi các dấu hiệu và chữa trị ngay khi phát hiện bệnh

Swequity liên kết với chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo người tập có một chương trình tập luyện khoa học. (caption)

Bản thân ông Dũng đã chứng kiến nhiều trường hợp dù còn rất trẻ nhưng đã bị đau lưng dưới, đau vai, tê tay, chân, tê các đầu ngón tay. Mọi người thường bỏ qua những biểu hiện này, bởi cường độ xuất hiện chưa cao, mà không ý thức được đó chính là dấu hiệu đầu tiên của những vấn đề nghiêm trọng sau này như thoát vị hay thoái hoá đốt sống cổ,v.v.

Ông Nguyễn Hoàng Trí Dũng là sáng lập viên của thương hiệu Swequity - chuỗi phòng tập được biết đến rộng rãi ở Việt Nam với đội ngũ HLV chất lượng, đã giúp hàng trăm người giải quyết các vấn đề về hình thể như giảm cân, cải thiện vóc dáng, thay đổi tư thế và thói quen sinh hoạt. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ quốc tế PICP của Poliquin Group (một trong những tổ chức uy tín nhất thế giới về đào tạo HLV thế hình).

Tin nổi bật