Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Báo động thực phẩm giả làm từ nhựa, cao su

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thực phẩm đe dọa tới tính mạng người dân. Ngoài thực phẩm bẩn, được biến hóa bằng các loại hóa chất thì còn đó nỗi lo thực phẩm

(ĐSPL) - Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thực phẩm đang đe dọa tới tính mạng người dân. Ngoài thực phẩm bẩn, được biến hóa bằng các loại hóa chất thì còn đó nỗi lo thực phẩm giả. Sau nhiều vụ việc được phát hiện rải rác gần đây, nhiều người đang tìm đến những địa điểm uy tín. Còn với đại bộ phận người dân lại đang chờ sự vào cuộc một cách quyết liệt của cơ quan quản lý.

Mực khô làm từ nhựa

Tối 25/2, anh N.Đ.M. (ngụ xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM) gọi điện đến đường dây nóng báo lại chuyện gặp phải loại cá khô không thể nhai nổi. Nhận được tin, PV đến hiện trường để kiểm chứng.

Theo thông tin, anh M. cung cấp thì chị bạn mua của một đầu mối ở xã Phạm Văn Cội (huyện Củ Chi) với giá 120 ngàn đồng/kg. Số cá này mua trước tết, nay mới dùng. Tuy nhiên, khi anh M. kho lên thì thấy cá không mềm, vẫn cứng và dai (dù đã ngâm nước ấm một đêm). Sau đó, anh M. chuyển sang chiên 15 phút cũng không thấy thơm, giòn hay vàng như cá khô thông thường. Để kiểm tra anh đem ra đốt, kết quả cho thấy chúng không cháy, chỉ bị sém bề ngoài. Tuy nhiên, khi xé ra thì chúng vẫn có xương. PV cũng thử  xé thì thấy chúng có sự đàn hồi như dây thun. Anh M. hết sức lo lắng vì đã "chiến" mấy con và hoang mang không biết đây là loại cá gì.

Thời gian qua, có nhiều vụ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị lực lượng chức năng phát hiện.
Bên cạnh cá khô thì thời gian qua, mực khô giả là loại thực phẩm được phản ánh nhiều nhất. Mới đây các lực lượng chức năng tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện một lượng mực khô giả tại phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu). Cụ thể vào ngày 14/2/2014, lực lượng bảo vệ dân phố của phường này đi tuần tra trước cửa khu du lịch Phật bà Nam Hải thì phát hiện một phụ nữ bán mực khô có nhiều dấu hiệu nghi vấn. Khi bị kiểm tra người phụ nữ này đã "bỏ của chạy lấy người", để lại 10kg mực khô xé sợi, dạng ăn liền. Bước đầu kiểm tra về chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường Bạc Liêu phát hiện số mực trên được làm bằng cao su rồi tẩm màu, ướp gia vị như mực thật, rất khó phân biệt. Khi ngâm vào nước thì chúng nở, phình to và có màu trong suốt. Hiện vụ việc đang được điều tra để làm rõ.

Chưa hết, trao đổi với PV, một người bán thịt lâu năm tại chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn) cho biết, một số người đã không màng đến sức khỏe của người dân, chỉ vì lợi nhuận mà họ có thể làm những việc trái đạo đức. Họ có thể mua các loại hóa chất về rồi tẩm vào thịt heo sề để biến chúng thành những miếng thịt bò thơm ngon. Sau khi tẩm hóa chất, phẩm màu và các loại phụ gia khác, họ ngang nhiên bán với giá 150 - 200 ngàn đồng/kg "thịt bò". Trong khi đó thịt heo sề chỉ khoảng 60 - 70 ngàn đồng kg. Số thịt này rất được các chủ quán cơm và một số quán nhậu bình dân ưa chuộng vì nó rẻ, lại ít người để ý nên mặc sức chế biến.

Ngoài ra nhiều nơi còn phát hiện ra nhiều loại thực phẩm giả, làm kinh hoàng người sử dụng như gạo giả được làm bằng hỗn hợp khoai lang, khoai tây và được bổ sung thêm polime. Theo bà Lê Thị Hiệp, một kỹ sư thực phẩm đang công tác tại TP.HCM thì người ta còn ghi nhận cả trứng gà giả. Để làm trứng giả này, chỉ cần tổng hợp canxi cabonat, bột thạch cao và sáp nến thì có thể tạo ra được vỏ trứng. Còn lòng đỏ bên trong, chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoric thì có thể thành. Thêm một vài thủ thuật khác nữa thì trứng sẽ hoàn tất. Các nhà chuyên môn cho rằng, khi ăn phải các loại thức ăn này sẽ rất ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ví như gạo được chế từ polime, đặc biệt là polime tái chế thì sẽ rất nguy hiểm.

Đồ giả nhiều quá... quản không xuể

Trước những thông tin trên, người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ đã thay đổi thói quen tiêu dùng. Chị Lê Hoài Kim, ngụ quận Phú Nhuận chia sẻ: "Tôi cũng có xem tin tức hàng ngày và thấy mấy vụ thực phẩm giả, quả là rất ghê rợn. Lỡ may gia đình ăn phải mà không biết thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình, tôi thường ít mua thực phẩm ở các chợ truyền thống hay vỉa hè mà tìm đến các siêu thị, cửa hàng chuyên về thực phẩm để mua. Thứ nhất là họ có giá ổn định. Thứ hai là cân đúng và thứ ba là thấy an tâm về chất lượng. Ít nhất là an tâm hơn khi mua ở chợ, đặc biệt là hầu hết người bán hàng thường quay cân vào trong, không cho người mua biết được là bao nhiêu kg".

Trái với chị Kim, bà Lê Thị Hậu, ngụ tại huyện Hóc Môn chia sẻ: "Ở chỗ tôi đang sinh sống, siêu thị thì rất xa nên phải mua thức ăn ở chợ. Nếu đi sớm thì có hàng tươi, ngon còn đi trễ thì phải mua phải hàng dở hơn. Do vậy, ai cũng phải tranh thủ đi sớm. Còn mực giả, thịt bò giả, hay trứng gà giả... thì cũng có nghe loáng thoáng mấy bà đi chợ nói với nhau nhưng làm sao mà biết được. Lỡ có mua phải, ăn không biết thì chịu thôi, chứ biết làm sao". Người dân thì hoang mang, lo lắng nhưng việc "quản" mớ rau, con cá lại do quá nhiều đơn vị quản lý nên dẫn tới tình trạng "cha chung không ai khóc".

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết: "Luật đã quy định, các sản phẩm này lưu hành trên thị trường thì phải chịu kiểm soát quản lý của lực lượng quản lý thị trường. Khi phát hiện, người dân có thể báo cho lực lượng này để được giải quyết. Còn ngành y tế chỉ là đơn vị tham gia phối hợp, chứ không có vai trò trực tiếp trong chuyện này. Còn bà Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM lại cho rằng, hầu hết các trường hợp người tiêu dùng khi mua phải các loại thực phẩm này đều không có nguồn gốc, xuất xứ và các chứng từ liên quan, nên khi họ khiếu nại, Hội cũng không thể can thiệp được".

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, ông Hòa cho rằng, hiện nay lượng lớn lương thực - thực phẩm tiêu thụ tại TP.HCM (chiếm khoảng 80\%) đang được nhập về từ các tỉnh lân cận và các khu vực khác. Chính vì thế, công tác đảm bảo an toàn cho các sản phẩm này đang gặp rất nhiều khó khăn, vì phải qua nhiều khâu. Thế nên, để đảm bảo sức khỏe cho người dân phải tính đến phương án quản lý theo chuỗi: Giám sát từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, sơ chế, lưu thông... Lúc đó mới biết được nguồn của sản phẩm này có an toàn hay không.

Nên thận trọng

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người tiêu dùng nên tìm đến các địa điểm bán hàng có uy tín, thương hiệu hoặc những nơi mua sắm quen thuộc để có được những sản phẩm phù hợp, tươi ngon. Trường hợp nếu nghi thực phẩm giả thì có thể phân biệt bằng mắt thường với các dấu hiệu như sự đàn hồi, ngửi mùi, đốt cháy có mùi nhựa... thì nên trình báo với cơ quan chức năng.

CHÍ THANH

Tin nổi bật