Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Băng nhóm bảo kê bến xe miền Đông của Tý "điên" tiếp tục hầu tòa

(DS&PL) -

Tý "điên" tụ tập nhiều thanh niên bất hảo thành băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, ép buộc các nhà xe phải chi tiền bảo kê tại bến xe Miền Đông.

Tý "điên" tụ tập nhiều thanh niên bất hảo thành băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, ép buộc các nhà xe phải chi tiền bảo kê tại bến xe Miền Đông.

Thông tin mới nhất liên quan đến nhóm bảo kê bến xe miền Đông do Tý "điên" cầm đầu, báo Tri thức trực tuyến đăng tải thông tin, theo lịch, sáng 12/7, TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Trọng Ngôn (43 tuổi, còn gọi Tý điên, ở quận Bình Thạnh) về tội Cố ý gây thương tích, Cưỡng đoạt tài sản.

5 đồng phạm với Ngôn cũng phải hầu tòa về tội Cố ý gây thương tích. Họ gồm: Nguyễn Quốc Mạnh (50 tuổi), Ngô Quang Đồng (29 tuổi), Hồ Sỹ Quý (34 tuổi), Dương Văn Lành (36 tuổi) và Đinh Trọng Quý (29 tuổi).

Ngoài ra, Đàm Duy Hải (37 tuổi) và Nguyễn Tăng Tiến (42 tuổi) sẽ bị xét xử tội Cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, hồi tháng 3, các bị cáo trên đã ra tòa nhưng phiên xử phải hoãn do nhân chứng và người đại diện bị hại không có mặt.

Các bị cáo trong băng nhóm bảo kê bến xe Miền Đông - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến

Báo Thanh niên dẫn cáo trạng của TAND TP. Hồ Chí Minh, năm 2010 Ngôn đứng ra thành lập băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen tại khu vực bến xe Miền Đông. Nhóm này sẵn sàng đánh bất cứ người nào mâu thuẫn với mình để dằn mặt và tạo uy tín tại khu vực bến xe trên.

Tại khu vực Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), Tý “điên” chỉ đạo đàn em gặp các nhà xe yêu cầu chung tiền “bảo kê”, nếu không chi tiền sẽ không yên thân kinh doanh.

Báo VTC News thông tin thêm, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến khi bị bắt giữ, Tý "điên" và đồng bọn đã gây ra nhiều vụ Cố ý gây thương tích và Cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn bến xe Miền Đông và TP.HCM, cụ thể:

Ngày 14/7/2008, tại quán Nam Sơn 1, số 23 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, do mâu thuẫn trong việc thanh toán tiền nên Đinh Trọng Quý dùng dao đâm một phát vào dưới nách trái thấu ngực gây rách phổi anh Vũ Đức Duy. Hậu quả anh Duy bị thương tích với tỷ lệ 32%.

Khoảng 19h ngày 23/6/2011, Nguyễn Trọng Ngôn, Nguyễn Quốc Mạnh, Nguyễn Công Chính, Hồ Sỹ Quý và Ngô Quang Đồng dùng tay chân đánh ông Nguyễn Hữu Bình, Dương Văn Lành dùng cây ba khúc đánh vào đầu và người ông Bình. Hậu quả ông Bình bị thương tích với tỷ lệ 20,8%.

Khoảng 16h30 ngày 23/7/2010, Nguyễn Trọng Ngôn, Nguyễn Quốc Mạnh, Dương Văn Lành, Ngô Quang Đồng dùng tay chân đánh ông Lê Đức Lợi, Đinh Trọng Quý dùng tuýp sắt đánh vào đầu ông Lợi. Hậu quả ông Lợi bị thương tích với tỷ lệ 58,7%.

Từ tháng 3/2012 - 10/2012, Công ty vận tải hành khách An Bình và Tổ cổ phần vận tải Tấn Phát lần lượt khai trương phòng vé và đi vào hoạt động tại bến xe miền Đông, Tý ”điên” đã một số đối tượng đến gây sức ép, buộc 2 Công ty trên phải nhận đàn em Tý ”điên” vào ”bảo kê” cho nhà xe, sau đó lần lượt chiếm đoạt số tiền 24 triệu đồng và 49 triệu đồng từ 2 Công ty trên.

Điều 104. Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: 

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; 

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; 

E) Có tổ chức; 

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; 

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; 

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật