Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bạn sẽ làm giàu nhanh hơn nếu biết 6 bí quyết này

(DS&PL) -

Niềm tin và thái độ của mỗi người về tiền bạc có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng có những sự thật về tiền bạc luôn đúng dù bạn bao nhiêu tuổi hay hoàn cảnh nào.

Niềm tin và thái độ của mỗi người về tiền bạc có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng có những sự thật về tiền bạc luôn đúng dù bạn bao nhiêu tuổi hay bạn ở trong hoàn cảnh nào. 6 yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận tài chính tốt hơn và kiếm tiền nhanh hơn.

Ảnh minh họa.

1. Lãi suất kép có thể trở thành bạn hoặc kẻ thù của bạn

Về cơ bản, lãi suất kép là lãi suất của lãi suất và nó sẽ là một công cụ giúp bạn nhân khoản tiền tiết kiệm của mình theo thời gian. Chẳng hạn, khi bạn 25 tuổi, bạn tiết kiệm được 5.500 USD với lãi suất là 7%/năm. Với cách tính lãi suất kép, sau 40 năm, bạn sẽ có trong tay 80.000 USD ở tuổi 65.

Khi nói đến nợ, đặc biệt là nợ thẻ tín dụng, lãi suất kép chính là “kẻ thù” khiến bạn không thể giàu có. Đó là bởi vì nhiều tổ chức phát hành thẻ đã tính toán lãi suất kép dựa trên số dư nợ hàng ngày. Nếu bạn nợ thẻ tín dụng 10.000 USD với lãi suất là 15%/năm, mức lãi suất hàng ngày sẽ là 0,041% và bạn phải trả 4,1 USD kể cả tiền lãi mỗi ngày. Như vậy, con số cân đối tài chính của bạn khi đó sẽ tăng lên 10.004 USD.

Vậy bài học rút ra ở đây là gì? Bạn phải tận dụng lợi thế của lãi suất kép bằng cách đầu tư càng sớm càng tốt để những khoản tiết kiệm của bạn tăng theo cấp số nhân. Ngược lại, khi rơi vào nợ nần, bạn phải cố gắng trả nợ thẻ tín dụng đầy đủ hàng tháng. Nếu không làm được như vậy, hãy xác định “rỗng túi” đi là vừa.

2. Quy đổi giá theo giờ lao động sẽ giúp bạn quyết định mua hàng đúng đắn hơn

Đây là một yếu tố quan trọng để bạn quyết định xem món hàng đó có phù hợp với ngân sách của mình hay không. Bạn rất thích chiếc ổ đĩa với chủ đề Game of Thrones, bạn nghĩ rằng nếu có nó bạn sẽ rất vui và quyết tâm mua nó. Nhưng nếu như bạn tính ra số giờ mình sẽ phải làm việc để trả cho chiếc ổ đĩa này, bạn sẽ có quyết định khác.

Để tính toán mức giá theo giờ, hãy chia số tiền bạn phải trả cho số giờ trung bình bạn làm việc mỗi ngày (mức trung bình là khoảng 40 giờ/tuần). Ví dụ, nếu bạn kiếm được 20 USD/giờ, bạn cũng nên xem xét lại việc mua chiếc áo len giảm giá 50 USD – vốn trước đây bạn sẽ ném ngay vào giỏ hàng không cần suy nghĩ. Bởi để có chiếc áo len này, bạn sẽ phải làm việc 2,5 giờ.

Khi định giá tài sản theo giờ lao động, bạn sẽ thấy rằng những món đồ mà mình cho là rẻ hàng ngày thực ra lại rất giá trị so với công sức lao động của bạn.

3. Nếu bạn muốn quản lý tiền bạc thông minh hơn, hãy đầu tư vào học tập

Bạn dành bao nhiêu thời gian để lên kế hoạch tài chính cho chuyến du lịch sắp tới của mình so với thời gian lướt mạng xã hội? Theo thống kê, những người dùng Iphone dành trung bình khoảng nửa giờ mỗi ngày để lướt mạng xã hội. Trong khi đó, người Mỹ dành nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị các kế hoạch tài chính, từ chọn nhà hàng hay đặt khách sạn cho chuyến du lịch đến nghỉ hưu.

Không bao giờ là quá muộn để bạn học hỏi và tích lũy kiến thức tài chính. Ruth Hayden – chuyên gia tài chính đồng thời là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Your Money Life” cho rằng, quản lý tiền bạc cũng giống như việc học ngoại ngữ.

“Bạn phải biết một số từ vựng cơ bản trước để có thể tập làm quen với tài chính và đầu tư. Khi bạn có thể “giao tiếp” về tiền bạc, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với các quyết định tài chính của mình” – Hayden nói.

4. Chi phí không phải là yếu tố duy nhất để quyết định đầu tư, nhưng nó là yếu tố quan trọng

Tác động tiềm năng của chi phí lên các khoản đầu tư của bạn là đa dạng và rất khó để đánh giá một khoản đầu tư có đáng giá hay không nếu chỉ dựa trên chi phí.

“Khoản đầu tư tốt nhất đôi khi lại là những khoản đầu tư dài hạn, hứa hẹn thu lợi nhuận trong 3, 5 hay 10 năm. Nếu quỹ A và quỹ B đều có tỷ lệ tăng trưởng cao, quỹ A có chi phí thấp hơn nhưng lợi nhuận mang lại thấp hơn thì quỹ A sẽ không phải là lựa chọn tối ưu chỉ vì chi phí thấp” – nhà đầu tư nổi tiếng Ed Snyder chia sẻ.

5. Không phải lúc nào mua nhà cũng là một thành công về tài chính

Nhiều người quan niệm đi thuê nhà là ném tiền qua cửa sổ mỗi tháng. Tuy nhiên, sở hữu một căn nhà không phải lúc nào cũng đảm bảo bạn đang tiết kiệm được tiền, dù rõ ràng là bạn đã không phải trả tiền thuê nhà mỗi tháng.

“Nếu bạn không thể giảm được 20% số tiền phải thanh toán mỗi tháng và có đủ tiền dự trữ dùng trong 6 tháng tiếp theo thì đừng nên mua nhà. Số tiền bạn tiết kiệm được càng ít thì khả năng lâm vào nợ nần sau khi mua nhà càng cao” - David Rae, một chuyên gia tài chính tại Los Angeles cho biết.

6. Bạn phải sở hữu mọi thứ, đừng để tiền sở hữu bạn

Nhà, xe và tất cả những vật chất khác đều có thể mang lại cho bạn cảm giác thành công và thoải mái nhưng điều này chưa chắc đã đảm bảo cho bạn tự do về tài chính. Dù bạn tập trung vào sự tự do hay chạy theo những xu hướng thời thượng thì cách tốt nhất để kiểm soát tiền bạc là chi tiêu cho bản thân trước tiên.

“Hãy để dành một khoản tiền cố định cho quỹ nghỉ hưu hay quỹ khẩn cấp trước khi bạn có ý định làm bất cứ việc gì khác. Đây là cách đơn giản nhất đảm bảo cho bạn đạt được mục tiêu tài chính” – chuyên gia Snyder cho biết.

Nguồn: Trí thức trẻ

Tin nổi bật