Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020

(DS&PL) -

Sáng 14/6, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên đầu tiên lấy ý kiến các bên để xem xét việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020.

Sáng 14/6, Hội đồng Tiền lương Quốc gia họp phiên đầu tiên lấy ý kiến các bên để xem xét việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020.

Phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra với các bên tham dự gồm: Đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã, chuyên gia độc lập…

Trao đổi với các cơ quan báo chí trước phiên họp, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, mức tăng lương tối thiểu 2019 mới chỉ đáp ứng được trên 90% mức sống tối thiểu của người lao động. Trong khi đó, Nghị quyết 27/NQ-TW đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, mức lương tối thiểu phải đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Lương tối thiểu vùng năm 2020 có thể tiếp tục được điều chỉnh tăng. Ảnh minh họa

Năm nay, căn cứ vào các yếu tố kỹ thuật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020. Cụ thể, phương án 1: tăng 8,18% (tăng từ 180.000-380.000 đồng); Phương án 2: tăng 7,06% (tăng từ 160.000-330.000 đồng).

Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ, trong các cuộc hội thảo về chính sách tiền lương, đa số các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đề nghị không nên tăng lương tối thiểu vùng.

Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cho biết, VCCI đồng ý với việc cần phải điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, mức điều chỉnh như thế nào thì phải xem xét kỹ càng để bảo đảm khả năng chi trả của doanh nghiệp mà vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

“Để đáp ứng Nghị quyết 27 yêu cầu đến năm 2020 lương tối thiểu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ thì chúng tôi đang phân tích những dữ liệu cụ thể. Thực tế, doanh nghiệp đã chi trả cao hơn mức lương tối thiểu. Cho nên, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cũng phải căn cứ đến những khả năng để phát triển doanh nghiệp. Hiện nay cứ 3 doanh nghiệp ra đời thì 2 doanh nghiệp không thể tồn tại” – ông nói.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia Doãn Mậu Diệp cho biết, xác định mức lương tối thiểu là việc cần bàn thảo kỹ lưỡng. Như thông lệ hàng năm, chắc chắn giữa các bên sẽ có sự chênh lệch về con số tăng lương năm tới. Đây là điều bình thường. Do đó, Hội đồng tiền lương quốc gia mới cần có sự bàn bạc và thương lượng để đi đến mức thống nhất, trình Chính phủ phê duyệt.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin nổi bật