Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài học từ những lần… viết thật

(DS&PL) -

Năm 2012, từ thông tin giới thiệu của một người bạn, tôi xin vào làm việc tại báo Đời sống & Pháp luật (nay là tạp chí), cơ quan đại diện phía Nam.

Năm 2012, từ thông tin giới thiệu của một người bạn, tôi xin vào làm việc tại báo Đời sống & Pháp luật (nay là tạp chí), cơ quan đại diện phía Nam.

Vốn là sinh viên ngành Văn học và Ngôn ngữ ra nên lúc bấy giờ, tôi đã trang bị cho mình một chút vốn ngôn ngữ để bước vào nghề báo. Thế nhưng, kinh nghiệm làm báo với tôi lúc đó chỉ là một con số 0 tròn trịa.

Những ngày mới vào nghề, tôi chỉ biết đeo bám, tìm hiểu, viết bài về chân dung nhân vật (mảng ít va chạm tiêu cực) để hiểu hơn về nghề báo và cũng là cho mình cơ hội được bước vào nghề bằng những bước đi nhẹ hàng nhất.

Thế nhưng, cái gì đến rồi cũng sẽ đến. Sau khoảng 2 tháng vào làm việc, tôi được lãnh đạo phụ trách nội dung của cơ quan đại diện phía Nam phân công lên Tây Nguyên để tìm hiểu thông tin, viết bài về một người phụ nữ (tạm gọi là chị X.) quyên sinh sau khi bị người thân phát hiện “tòm tem” với người em chồng. Đi cùng tôi trong chuyến công tác đó còn có một đồng nghiệp cũng lần đầu chập chững bước vào mảng an ninh hình sự.

Nghề báo thú vị nhưng cũng nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa. 

Còn nhớ, hôm đó là một ngày trời mưa tầm tã. Chúng tôi lên đường vào khoảng 11h trưa. Chặng đường dài, với nhiều đoạn đường đất trơn trượt khiến nhiều lần xe máy của chúng tôi lâm vào cảnh “đo đường”. Sau khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi có mặt tại khu vực gần nơi chị X. sinh sống. Bộ quần áo mưa trên người tôi và đồng nghiệp rách nát, toàn thân ướt sũng. Lúc này, gia đình đã hoàn tất việc mai táng và đang chuẩn bị bữa cúng cơm chiều cho chị X.

Quá mới lạ trong việc tìm hiểu, viết một bài vè vụ án, ban đầu chúng tôi chỉ biết tìm hiểu thông tin từ những người dân xung quanh về hoàn cảnh của chị X. Sau khoảng gần 1 giờ đồng hồ, chúng tôi quyết định đi vào nhà chị X. để tìm hiểu thông tin nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Tôi gọi điện cho một nữ đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm làm án ở cơ quan để học hỏi cách tiếp cận gia đình nạn nhân. Sau khi tham khảo ý kiến, chúng tôi bước vào nhà thắp nhang cho chị X. với tư cách là người bạn biết tin đến chia buồn cùng gia đình.

Tại đây, các thành viên trong gia đình chị X. đang tất bật lo cúng cơm chiều cho nạn nhân. Chỉ có người em họ đang ngồi trước bàn thờ của chị X. để tiếp người vào thắp nhang.

Lấy hết can đảm, tôi tìm cách trò chuyện với người em họ của chị X. để tìm hiểu được thông tin. Không chút ngần ngại, người này chia sẻ tận tình quá trình xảy ra sự việc với chị X.

Trước khi lập gia đình với anh A., chị X. đem lòng yêu thương anh B. và cũng chính là em ruột của anh A. Thế nhưng, sau đó, anh A. sau một lần vi phạm pháp luật phải đi cải tạo, ở nhà chị X. bị hai bên gia đình gán ghép cho anh A. Từ đó, cả hai nên duyên vợ chồng và có với nhau 2 mặt con.

Sau khi hoàn tất việc cải tạo, anh B. cũng lập gia đình và có con. Thế nhưng, “tình cũ không rủ cũng đến”. Dù biết là trái luân thường, đạo lý nhưng vì còn yêu thương nhau nên chị X. và anh B. thường xuyên gặp mặt và có mối quan hệ bất chính với nhau. Sau khi biết việc, chồng chị X. nhiều lần khuyên ngăn vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, mối quan hệ của chị X. và em chồng không dừng lại.

Đến một ngày, bị cả hai gia đình phát hiện, vì quá xấu hổ, không chịu được sự soi mói của người đời, chị X. tìm đến cái chết bằng thuốc sâu...

Sau khi xác minh từ cơ quan chức năng, chúng tôi hoàn thành bài viết và được đăng trên báo Đời sống & Pháp luật. Thông tin “nóng hổi” đó đã thu hút được rất nhiều bạn đọc. Dù tên nạn nhân được viết tắt nhưng ngay hôm bài báo được đăng, người nhà chị X. nhiều lần gọi điện thoại về văn phòng đe dọa, khủng bố tinh thần tác giả vì dám đưa thông tin nói trên lên mặt báo.

Lúc đó, tôi bị khủng hoảng tinh thần hoàn toàn, thậm chí bật khóc, lo sợ bị người nhà chị X. tìm đến trả thù, kiện cáo. Rất may các lãnh đạo cơ quan đại diện phía Nam đã xử lý cứng rắn, tìm cách trao đổi thẳng thắn với gia đình chị X., đồng thời trấn an chúng tôi. Sau 1 tuần nhiều cảm xúc hỗn loạn, tôi trở lại với công việc…

Một thời gian ngắn sau, tôi được giao nhiệm vụ sang Công an quận Bình Thạnh để tìm hiểu, viết bài về vụ án hai cặp vợ chồng có HIV giai đoạn cuối mâu thuẫn, đánh nhau khiến một người tử vong trong lúc đến trung tâm uống thuốc.

Từ thông tin cung cấp của cơ quan công an, chúng tôi viết bài gửi cho tòa soạn và được đăng ngay sau đó. Cũng ngay ngày báo được đăng, người thân của hai gia đình nạn nhân và hung thủ gọi điện văn phòng chửi bới, đe dọa chém, đánh phóng viên. Họ cho biết, thông tin hai cặp vợ chồng này có HIV từ trước đến giờ đều được giấu kín, không phải ai cũng biết. Khi báo đăng lên, nhiều người biết việc khiến người thân trong gia đình suy sụp, xấu hổ...

Bị khủng hoảng tinh thần từ các cuộc điện thoại đe dọa, tôi luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. Người nhà hai cặp vợ chồng nói trên tìm đến văn phòng yêu cầu gặp tác giả. Sau nhiều giờ suy nghĩ, tôi quyết định cùng lãnh đạo văn phòng gặp họ nói chuyện. Quá trình gặp mặt, họ không ngừng la hét, chửi bới, dọa nạt. Sau khi được giải thích cặn kẽ, họ cũng lặng lẽ ra về. Còn tôi, ngổn ngang những bài học kinh nghiệm từ việc viết bài chuyên mục Pháp luật. Một lần nữa, tôi tự nhắc mình ghi nhớ, có đôi lúc không phải cứ nói thật, viết thật tất cả các chi tiết sự việc là tốt…

Thơ Trịnh

Tin nổi bật