Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 6: Dịch vụ làm đẹp, spa, thẩm mỹ: Đừng quay lưng với bệnh viện công

(DS&PL) -

Những kỹ thuật tiên tiến về PTTM đều xuất phát từ cái nôi thẩm mỹ như bệnh viện 108, Xanh Pôn hay Việt Đức...

Không quảng cáo rầm rộ, nhưng tay nghề của bác sĩ tại các bệnh viện công đã được nhiều khách hàng, bệnh nhân kiểm chứng. Những kỹ thuật tiên tiến nhất cũng đều xuất phát từ cái nôi thẩm mỹ như bệnh viện 108, Xanh Pôn hay Việt Đức.

Với cuộc sống gắn liền công nghệ như hiện tại, không khó để bắt gặp những đoạn quảng cáo tư vấn làm đẹp hay những lời “đường mật” như: nâng mũi, sửa ngực, hút mỡ… uy  tín nhất Việt Nam... Chính vì nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của người dân, các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện, spa cũng thế mà mở ra với mục đích thay đổi, cải thiện sắc đẹp cho những người tự ti về cơ thể hay khuôn mặt của mình.

Song, với việc quá nhiều các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ viện, spa… mở ra cùng với những quảng cáo hoa mỹ đã khiến người dân bị nhiễu loạn thông tin. Nhiều người đang có nhu cầu làm đẹp bị bối rối trước các dòng quảng cáo ngập tràn trên mạng, thậm chí họ quên mất rằng việc “dao kéo” phải được thực hiện tại các bệnh viện cũng như các bác sĩ thực sự có trình độ.

Ngày càng có nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ. (Ảnh minh họa)

Nói đúng hơn, việc các bệnh viện ngoài công lập, các thẩm mỹ viện, spa đang bỏ ra ngân sách lớn để “lăng xê” hình ảnh, khiến cho các bệnh viện công “lép vế” hơn trong “cuộc đua” PTTM. Song, vẫn còn đó những khách hàng thông thái, bỏ ngoài tai những lời đường mật để tới các bệnh viện công như 108, Xanh Pôn, Việt Đức… - nơi những chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thẩm mỹ đang làm việc - để thực hiện mong ước của bản thân, đó là làm đẹp nhưng phải an toàn.

Nhằm có cái nhìn khách quan hơn với PTTM tại các bệnh viện công, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại tá, PSG.TS Nguyễn Tài Sơn – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và nghe một trong những bác sĩ hàng đầu về PTTM tại Việt Nam chia sẻ.

PV: Thưa ông, với những quảng cáo rầm rộ về làm đẹp, nhất là trên mạng xã hội, các bệnh viện ngoài công lập cũng như các cơ sở chuyên khoa PTTM đang khiến nhiều người quay lưng với bệnh viện công. Ông thấy sao về điều này?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn: Rõ ràng bệnh viện công đang có vấn đề với quảng cáo. Nhiều người nhầm tưởng rằng, bệnh viện chỉ là nơi để chữa bệnh, cứu người và PTTM chỉ là phù phiếm. Do đó, rất ít bệnh viện quảng cáo cho làm đẹp nên người dân bị hạn chế thông tin chứ không phải họ quay lưng với bệnh viện công.

Những thế hệ trước, rất nhiều người biết tới 108 là nơi làm thẩm mỹ. Tuy nhiên, với việc quảng cáo rầm rộ của nhiều cơ sở như hiện nay, rõ ràng khiến cho người dân bị nhiễu loạn thông tin và nhiều người sẵn sàng thực hiện “dao kéo” với chỉ một lần tìm kiếm các địa chỉ trên Google.

Đại ta, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

PV: Có nhiều trường hợp PTTM bị biến chứng sau đó mới tới bệnh viện công để  “cứu viện”. Ông thấy sao về điều này, thưa ông?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn: Đúng là có nhiều trường hợp hỏng mới tới bệnh viện công để chữa. Nhiều người cho rằng, việc làm đẹp là ở ngoài còn nếu bị làm sao thì mới phải đến bệnh viện. Thậm chí, nhiều bệnh nhân đến với một thái độ khó chịu và coi việc “sửa” là trách nhiệm của các bác sĩ tại bệnh viện.

Tại các bệnh viện tư, không có các bác sĩ cắm gắn và nhiều nơi vẫn phải mời các bác sĩ bệnh viện công về thực hiện phẫu thuật, bởi những bác sĩ này có uy tín hơn và có cả bệnh nhân. Rất nhiều những bệnh viện tư mời những bác sĩ ngoài tới, mà những bác sĩ này chẳng ai có thể kiểm chứng được tay nghề cả, bởi phần trăm ở đâu cao hơn thì người ta tới làm mà thôi.

Còn ở bệnh viện của nhà nước thì ngược lại, ví dụ như bệnh viện 108 nơi được biết tới như cái nôi làm thẩm mỹ, luôn có định hướng nên làm những cái gì, kỹ thuật như thế nào hay chất liệu gì để tốt nhất. Còn ở nhiều bệnh viện tư, họ thường “ngó lơ” chuyện chất liệu để làm có được kiểm duyệt chưa, hay nhiều nơi sử dụng bị lỗi thế nào… bởi nếu nói ra sẽ ảnh hưởng tới uy tín của họ.

PV: Nhiều người lo lắng kỹ thuật tại các bệnh viện công không bằng bên ngoài cũng như các bác sĩ nước ngoài? Ý kiến của ông về việc này thế nào, thưa ông?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn: Như đã nói, bệnh viện 108 là cái nôi làm thẩm mỹ và chúng tôi đã đào tạo ra rất nhiều các bác sĩ có tay nghề. Những thế hệ trước đã phải tìm tòi những kỹ thuật chuẩn, chính là những kỹ thuật mà các bác sĩ hiện nay đang thực hiện.

Tại viện 108, chúng tôi định hướng cho các bác sĩ, làm sao có được những kỹ thuật tốt nhất như rạch ngực thế nào hiệu quả, an toàn… Thời điểm trước, thầy và trò viện 108 đã phải cùng nhau nghiên cứu, mày mò tìm ra những kỹ thuật phù hợp, đánh đổi lại bằng cả mồ hôi và nước mắt.

Chúng tôi cũng đã từng tiếp xúc với rất nhiều bác sĩ ngoại, tùng mổ chung, xem họ mổ, phụ mổ cho họ. Tôi thấy trình độ các bác sỹ kinh nghiệm của ta không thua kém gì, đôi khi có những kỹ thuật ta làm còn hay hơn họ, phù hợp hơn với người Việt Nam. Nhưng cá nhân tôi nhận định, những bác sĩ qua Việt Nam mổ 1 ca xong quay về nước là những người ít khách, thậm chí là không có khách.

Còn về người Việt chúng ta, rõ ràng quảng cáo đang làm cho nhiều người bị nhầm lẫn. Những cơ sở mới chưa có uy tín thì họ lại càng quảng cáo nhiều, họ sử dụng mạng xã hội làm công cụ để kiếm khách. Rồi họ đưa yếu tố ngoại quốc vào, thế là nhiều người cứ nghĩ bác sĩ ngoại thì hơn bác sĩ trong nước.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được coi là cái nôi của phẫu thuật thẩm mỹ

PV: Ông có đánh giá thế nào về vụ nạn nhân bị biến chứng tại bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Kim Cương hồi tháng 5 vừa qua, thưa ông?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn: Tôi có biết thông tin qua báo đài, tuy nhiên điều khiến tôi thắc mắc là tại sao một ca phẫu thuật ngực lại kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ. Bởi thông thường, chúng tôi chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng để phẫu thuật. Một ca phẫu thuật thẩm mỹ hiếm khi phải kéo dài tới 3,4 tiếng đừng nói đến 6 tiếng.

PV: Theo ông trách nhiệm của phẫu thuật viên trước và sau phẫu thuật là gì?

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn: Trong PTTM, bác sĩ phải có trách nhiệm giải thích cho khách hàng và làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của họ. Đôi khi có khách hàng làm PTTM nhưng yêu cầu hơi quá đáng không thể đáp ứng thì bác sĩ phải là người giải thích được cái lợi và cái hại có thể xảy ra trong quá trình làm; phải khuyên giải và biết mình có thể làm được bao nhiêu % mong mỏi của khách hàng.

Sau phẫu thuật, phải quan tâm tới bệnh nhân, phải vì bệnh nhân chứ không vì tiền. Làm đúng khả năng và nếu trong quá trình làm có sai sót hay biến cố về kỹ thuật thì phải bình tĩnh giải quyết. Phải tạo niềm tin cho bệnh nhân để họ có thể hoàn toàn tin tưởng và giao phó sắc đẹp cho mình. Bởi họ không chỉ bỏ tiền mà còn trao cả sức khỏe và tinh thần vào tay bác sĩ, bác sĩ phải có trách nhiệm và tận tâm với họ.

PV: Cảm ơn bác sĩ về cuộc trao đổi! (Còn nữa)

Tin nổi bật