Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 1: "Bắt tại trận" nhân viên tàu HN- Thái Nguyên bán vé chui

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Nhiều hành khách trên tàu cho biết, mua vé ở trên tàu rẻ hơn từ 5.000-10.000 đồng nên những người đi quen thường lên tàu mới mua vé trực tiếp từ nhân viên.

(ĐSPL) – Nhiều hành khách trên tàu cho biết, mua vé ở trên tàu rẻ hơn từ 5.000-10.000 đồng nên những người đi quen thường lên tàu mới mua vé trực tiếp từ nhân viên chứ không bao giờ mua ở quầy.

LTS: Mặc dù tàu khách Thái Nguyên – Hà Nội lúc nào cũng quá tải, nhưng cuối năm 2013, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông báo kế hoạch ngừng khai thác tuyến đường sắt này do kinh doanh thua lỗ.

Sau khi tiếp nhận kế hoạch dừng tuyến tàu Thái Nguyên – Hà Nội, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn số 1209 gửi Bộ GTVT và Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị tiếp tục duy trì tuyến đường sắt này phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Nhờ vậy, người dân cho đến nay vẫn được “đi tàu”.

Để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự mâu thuẫn này, ngày 12/7, PV báo Đời sống và Pháp luật thực tế trên chuyến tàu mang ký hiệu QT91 hành trình từ Ga Long Biên (Hà Nội) đến Ga Quán Triều (Thái Nguyên) khởi hành lúc 14h35phút. Ở đây, nhiều việc “chướng tai, gai mắt” đã được ghi lại và nguyên nhân khiến ngành đường sắt “kêu lỗ” đã được phanh phui.

Clip: Nhân viên đường sắt trực tiếp thu tiền rồi phát vé cho hành khách.

Nhân viên soát vé, có cũng như không

Hối hả chạy vào ga Long Biên khi đoàn tàu đang chuẩn bị khởi hành, anh Nguyễn Quang Hùng (phố Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội) bồn chồn lo nhỡ tàu vì không kịp mua vé. Đánh liều đi qua cửa kiểm soát và lên thẳng tàu ngồi, anh Hùng thở phào nhẹ nhõm nhưng cũng có chút băn khoăn, rõ ràng có nhân viên kiểm soát ở cửa vào ga và lối lên tàu nhưng chẳng ai hỏi anh về vé (!).

Nhân viên tàu khách nằm vắt vẻo chơi điện tử mà không thực hiện nhiệm vụ.

Từ trường hợp của anh Hùng, đem thắc mắc hỏi những người ngồi xung quanh về việc có bắt buộc phải mua vé trước khi lên tàu hay không, hầu hết câu trả lời mà PV báo Đời sống và Pháp luật nhận được là cái phẩy tay: “Không phải mua vé, cứ lên tàu ngồi rồi nhân viên sẽ bán vé cho. Mà vé trên tàu còn rẻ hơn ở dưới ga”.

Chị Hương Lực (kinh doanh túi xách tại đường Cách mạng Tháng Tám, TP Thái Nguyên) cho biết, chị thường xuyên đi tàu về Hà Nội lấy hàng gần chục năm nay nhưng chả mấy khi mua vé của nhà ga, cứ lên tàu mua, vừa nhanh, vừa rẻ.

Khi được hỏi, không mua vé lên tàu có bao giờ bị ngành đường sắt kiểm tra hay lập biên bản hay không, chị lắc đầu: “Bao nhiêu năm nay, chả bao giờ thấy có biên bản gì cả. Không có vé thì họ bán luôn cho”.

Thậm chí, một hành khách tuổi trung niên cho biết: “Lúc vào ga có nhân viên đường sắt họ vẫy tay bảo cứ lên tàu đi, không phải mua”.

Bán vé trên tàu, tiền vào túi ai?

Phản ánh nêu trên lập tức được chứng minh sau khi tàu khởi hành được khoảng 10 phút. Một nhân viên đường sắt mặc đồng phục đi kiểm tra vé của từng hành khách.

Nhân viên đường sắt trực tiếp thu tiền rồi phát vé cho khách trên tàu.

Dường như đã quá quen với việc mua vé trên tàu, rất nhiều hành khách không đưa vé mà hỏi mua luôn vé đến ga xuống của mình. Anh nhân viên đường sắt ghi lại số ghế ngồi và ga đến của người mua, đồng thời trực tiếp thu tiền mà không ghi bất cứ hóa đơn hay phiếu thu nào. Điều kỳ lạ hơn là giá vé mà nhân viên đường sắt bán cho khách lại rẻ hơn giá bán dưới ga.

Trong vai khách đi tàu chưa mua vé, PV báo Đời sống và Pháp luật đã mua được vé đi từ ga Long Biên về Thái Nguyên của nhân viên này với giá 30.000 đồng, trong khi đó, với chặng đường tương tự, vé được bán ở quầy có giá niêm yết là 36.000 đồng.

Một hành khách tên Đỗ đi từ Trung Giã về Quán Triều cho biết, chị cũng không bao giờ mua vé dưới ga vì vé cho chặng đường chị đi đúng ra là 15.000 đồng nhưng ở trên tàu, chị chỉ phải mua với giá 10.000 đồng.

Nhiều hành khách trên tàu cho biết, mua vé ở trên tàu rẻ hơn từ 5.000 đến 10.000 đồng nên những người đi quen thường lên tàu mới mua vé trực tiếp từ nhân viên cho rẻ.

Vì sao những chiếc vé đã có giá bán niêm yết công khai mà lại được nhân viên đường sắt “giảm giá” bất thường như vậy? Phải chăng khách mua vé trên tàu lại được “khuyến mãi”, khuyến khích hơn so với khách mua vé dưới ga? Nếu là chủ trương của ngành đường sắt thì đương nhiên, việc đặt quầy vé ở ga là “thừa” và vô lý. Như vậy, rõ ràng nhân viên bán vé rẻ hơn trên tàu là bất thường và có dấu hiệu ẩn chứa việc làm ăn khuất tất.

Sự thật được hé lộ ở gần cuối cuộc hành trình khi vẫn là anh nhân viên đường sắt nọ quay trở lại phát vé cho những khách đã trả tiền mua ở trên tàu.

Cuối năm 2013, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã từng thông báo kế hoạch ngừng khai thác tuyến đường sắt này do kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, thực tế ghi nhận trên mỗi chuyến tàu của tuyến Hà Nội – Thái Nguyên thường xuyên có tình trạng quá tải, ghế ngồi dành cho 2 người, nhưng có khi phải “nhồi” đến 3, 4 khách.

Sau khi tiếp nhận kế hoạch dừng tuyến tàu Thái Nguyên – Hà Nội, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn số 1209 gửi Bộ GTVT và Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị tiếp tục duy trì tuyến đường sắt này phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Nhờ vậy, người dân cho đến nay vẫn được “đi tàu”.

Bài 2: Bán vé chui để lấy tiền ăn chia, đút túi riêng?

Tin nổi bật