Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bà nội trợ đảm đang nhất cũng dễ mắc 10 sai lầm gây hại sức khỏe này khi nấu ăn

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Nhiều chị em nội trợ rất hay làm những việc này mà không biết chúng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Dùng quá nhiều muối, nhiều dầu

Cho quá nhiều muối vào món ăn không chỉ làm tăng huyết áp mà còn khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Lý do là vì áp suất thẩm thấu của muối rất cao, từ đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng. Bạn nên hình thành thói quen ăn nhạt, càng ít muối càng tốt.

Theo các chuyên gia y tế, nếu cơ thể ăn quá nhiều đường, dầu, muối trong thời gian dài dễ gây bệnh béo phì và nhiều bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu cao, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra còn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư kết tràng. Những bệnh này đều có liên hệ nhất định với việc cơ thể nạp quá nhiều dầu mỡ. Do đó, bạn chú ý sử dụng lượng dầu mỡ vừa phải khi chiên rán, xào nấu.

Chiên quá lửa, quá lâu

Chiên vốn không phải cách chế biến thực phẩm lành mạnh. Việc chiên quá lửa hay quá lâu có thể khiến các thực phẩm trong chảo thay đổi bản chất của carbs, chất béo, từ đó sản sinh chất gây ung thư ở nhiệt độ cao (acrylamide).

Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy việc ăn phải chất acrylamide từ thực phẩm có mối tương quan đáng kể với sự xuất hiện của khối u gây ung thư. Dù vậy, bạn vẫn nên tránh nấu nướng theo cách này để không thu nạp acrylamide vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe.

Để dầu nóng đến bốc khói mới cho đồ ăn vào

Nhiều người thường đợi đến khi dầu thật nóng, bốc khói mới cho đồ ăn vào nấu. Nhiệt độ dầu lúc này đã đạt đến 200 độ C, nếu cho thực phẩm vào chế biến thì sẽ sinh ra chất gây ung thư, làm mất rất nhiều chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, dầu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất vitamin tan trong chất béo, khiến chất béo có lợi mà cơ thể cần bị oxy hóa, giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Các chuyên gia khuyên chỉ nên nấu ăn khi dầu ở nhiệt độ từ 150 – 180 độ C, hay nhúng đầu đũa vào thấy xuất hiện nhiều bọt khí.

Không cọ chảo giữa các lần xào nấu

Thói quen dùng một chảo để xào nhiều món, không rửa chảo giữa các lần xào nấu gây ra mối nguy hại cực lớn đối với sức khỏe. Khi xào xong một món ăn, ăn, trong chảo có thể sẽ sản sinh chất benzonpyrene. Nếu không rửa sạch, chất này sẽ ngấm vào các món tiếp theo.

Trong lúc bạn thưởng thức món ăn, chất benzonpyrene sẽ đi vào dạ dày. Benzonpyrene là một chất gây ung thư đã được thế giới công nhận. Cơ thể tiếp nhận nhiều chất này có thể gây bệnh về tim mạch và các bệnh ung thư khác.

Nướng thịt cháy một chút

Không ít người có sở thích ăn thịt nướng hơi cháy một chút nhưng trên thực tế, đây là thói quen không tốt, dễ gây ung thư sớm. Sở dĩ như vậy là bởi khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt, dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Lưu ý, tuyệt đối không được ăn phần thịt cháy đen.

Cho quá nhiều mì chính

Mì chính giúp món ăn ngon ngọt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây hại cho sức khỏe. Lạm dụng mì chính có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em.

Ngoài ra, ăn quá nhiều gia vị này còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nên hạn chế sử dụng mì chính và không nên dùng gia vị này cho trẻ dưới 6 tuổi.

Xào rau trên lửa nhỏ

Bạn không nên xào rau trên lửa nhỏ vì vitamin C và vitamin B1 đều “sợ” nóng. Hãy vặn lửa thật to, đồng thời cho một chút giấm vào rau để giữ được nhiều vitamin hơn.

Bạn cũng không nên nấu những loại rau lá xanh quá lâu, nếu không nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ khiến trẻ em bị ngộ độc thực phẩm. Các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu để tránh làm mất chất dinh dưỡng.

Giã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng (20-22 độ C) là môi trường cực thuận lợi cho vi khuẩn phát triển vì vi khuẩn có thể sinh sôi trong khoảng nhiệt độ 5-60 độ C. Thời gian bạn để thức ăn đông lạnh ở nhiệt độ phòng càng lâu thì lượng vi khuẩn sinh sôi càng nhiều.

Cách tốt nhất để giã đông thực phẩm trước khi chế biến là sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông hoặc cho thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh từ trước. Bạn có thể dùng nước lạnh dội vào thịt để nhanh chóng làm tan đông.

Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao

Khi bạn nấu ăn với chảo chống dính và luôn để nhiệt độ cao, lớp lót không dính ở chảo giải phóng chất PFC (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Được biết, PFC là chất có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bạn nên kiểm tra mức nhiệt độ được nhà sản xuất khuyến cáo ghi ở dưới đáy chảo.

Một điều nữa cần lưu ý là tránh xa các dụng cụ kim loại khi dùng chảo chống dính. Bạn có thể vô tình làm trầy xước bề mặt chảo, dẫn đến ăn phải chất PFC trong lớp lót không dính. Tốt nhất sử dụng dụng cụ cao su bằng gỗ hoặc an toàn nhiệt khi sử dụng chảo chống dính.

Tắt máy hút mùi khi vừa nấu nướng xong

Quá trình chế biến thực phẩm sẽ sinh ra các chất có hại, vì thế dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, nhất là khi bạn sống trong nhà phố không gian chật chội. Nhiều người thường tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn xong.

Trên thực tế, lúc này trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà sẽ góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư.

Tốt nhất nên tắt máy hút mùi sau khi nấu xong từ 3-5 phút, bên cạnh đó, mở cửa số khi nấu ăn để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật