Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ba ngân hàng có vốn nhà nước xin giữ lại cổ tức để tăng tỷ lệ an toàn

(DS&PL) -

Lãnh đạo ba ngân hàng lớn có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối đều đề nghị Thủ tướng cho phép tăng vốn điều lệ.

Lãnh đạo ba ngân hàng lớn có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối đều đề nghị Thủ tướng cho phép tăng vốn điều lệ.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2018 vừa được Ngân hàng nhà nước tổ chức, ông Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (VCB), đề xuất cho ngân hàng này được giữ lại 50% cổ tức của nhà nước được chia trong năm 2017 để tăng vốn. Bởi hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại nhà nước đã sát ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Cùng đề xuất tăng vốn, ông Nguyễn Văn Thắng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) kiến nghị Chính phủ cho Vietinbank được giữ lại lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017.

Ngoài ra, Chính phủ xem xét bổ sung vốn điều lệ cho Vietinbank từ các nguồn vốn khác, như từ Quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp.

Để tăng tỷ lệ an toàn vốn, 3 ngân hàng có vốn nhà nước đề nghị nhà nước cho giữ lại cổ tức, hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu… Ảnh: Trí thức trẻ

Như lãnh đạo hai ngân hàng trên, ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị Chính phủ cho phép được tăng vốn điều lệ từ nguồn ngân sách. Bởi đây là ngân hàng có vốn 100% nhà nước.

Cách đây 2 năm, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) và VietinBank chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước.

Năm 2016, bị Bộ Tài chính 'đòi' cổ tức bằng tiền mặt, Ngân hàng BIDV 'phản pháo' bằng một bản nghiên cứu khẳng định: GDP sẽ bị sụt giảm nếu trả cổ tức, đồng thời đề xuất Chính phủ cho giữ lại để tăng vốn điều lệ. Theo BIDV, đến hết năm 2015, khu vực NH đang chiếm 75% tổng tài sản hệ thống tài chính, trong đó tổng dư nợ tín dụng hệ thống cung cấp cho nền kinh tế lên tới 4.656 nghìn tỉ đồng, bằng 111% GDP.

Nhưng năng lực tài chính của khối NH thương mại nhà nước (NHTMNN) thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR) bị suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể giai đoạn 2011 - 2015, tài sản có rủi ro của khối tăng trưởng trung bình ở mức 19,4%/năm, cao hơn mức tăng 15,43%/năm của vốn tự có, dẫn đến CAR của khối giảm từ mức 10,8% năm 2011 xuống mức 9,4% hiện nay - gần chạm ngưỡng tối thiểu 9% theo quy định của NHNN.

Mức này đã thấp hơn bình quân của ASEAN là 10,3%, đồng thời tiêu chuẩn tính của VN thấp hơn. Nguyên nhân do khả năng sinh lời của các NHTMNN bị co hẹp.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật