Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ba cán bộ ngân hàng giả chữ ký "hô biến" 7 tỷ để ... chơi lô đề

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ba cán bộ ngân hàng "hợp tác" giả chữ ký tham ô gần 7 tỷ đồng, phần lớn số tiền ấy được sử dụng vào những vụ đánh đề chung.

(ĐSPL) - Ba cán bộ ngân hàng "hợp tác" giả chữ ký tham ô gần 7 tỷ đồng, phần lớn số tiền ấy được sử dụng vào những vụ đánh đề chung.

Theo báo Vnexpress, đầu tháng 12, TAND tỉnh Lạng Sơn dự kiến mở phiên sơ thẩm xét xử 3 cựu cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tràng Định về tội Tham ô tài sản, gồm: Nông Thị Hiệu (53 tuổi, trưởng phòng kế toán - ngân quỹ), Nguyễn Thị Huệ (33 tuổi, kế toán viên kiêm giao dịch viên), Nguyễn Thị Hằng (51 tuổi, thủ quỹ kiêm thủ kho ngân quỹ).

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) xác định, lợi dụng nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch, 3 bị can đã bàn cách rút tiền trong sổ tiết kiệm của khách hàng. Huệ thực hiện giao dịch rút tiền trên hệ thống IPCAS và in chứng từ, ký vào mục “giao dịch viên”, giả chữ ký khách hàng. Hiệu là người duyệt tất toán khống.


Ba cán bộ ngân hàng "hợp tác" giả chữ ký tham ô gần 7 tỷ đồng - Ảnh minh họa

Báo Công an nhân dân thông tin, từ ngày 6/7/2012 đến 17/4/2015, Nông Thị Hiệu, Trưởng phòng Kế toán và ngân quỹ được giao nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch tiền gửi của khách hàng và ký phát hành sổ tiết kiệm theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh Tràng Định. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Hiệu cùng Huệ, Hằng đã cùng nhau bàn bạc rút hàng tỷ đồng từ sổ tiết kiệm của khách hàng.

Theo đó, các đối tượng đã tất toán khống sổ tiết kiệm của khách hàng trước hạn bằng cách hạch toán trên hệ thống IPCAS ngay sau khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm hoặc vài ngày sau, rồi in chứng từ giao dịch rút tiền. Huệ chính là người ký vào mục “giao dịch viên” và ký giả chữ ký của khách hàng trên chứng từ để rút toàn bộ tiền gốc và lãi để chiếm đoạt...

Bằng thủ đoạn nêu trên, ba bị can này đã chiếm đoạt tổng cộng gần 7 tỷ đồng từ 82 sổ tiết kiệm của khách hàng. Trong đó, Hiệu chiếm đoạt hơn 774 triệu đồng; Huệ chiếm đoạt gần 337 triệu đồng; Hằng chiếm đoạt gần 748 triệu đồng, còn hơn 5 tỷ đồng ba bị can đã sử dụng để chơi lô, đề chung. Mỗi lần chơi lô đề, các đối tượng thường "đốt" từ 2,5 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

Liên quan tới vụ án, cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định các ông Hoàng Văn Báo - nguyên Giám đốc chi nhánh này và Ma Chí Liêm, nguyên Phó Giám đốc đã có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc quản lý kho quỹ, để cán bộ dưới quyền rút hàng tỷ đồng để chiếm đoạt.

Khi phát hiện hành vi của 3 cán bộ dưới quyền, ông Báo đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục duyệt cho các đối tượng vay tiền xây nhà, nhưng thực tế để nộp vào quỹ khắc phục hậu quả. Việc làm này là trái với các quy định của pháp luật, song xét thấy các đối tượng đã chủ động kiểm tra và tự nguyện nộp lại tiền để khắc phục hậu quả nên có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hơn nữa, ông Báo là người dân tộc thiểu số, nhận thức pháp luật còn hạn chế, sau khi phát hiện sự việc đã chủ động báo cáo cấp trên, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra nên cơ quan CSĐT không xem xét trách nhiệm hình sự mà chỉ đề nghị xử lý hành chính nghiêm khắc.

Điều 278. Tội tham ô tài sản (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ)  Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến  hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

HẠNH VŨ (Tổng hợp)

Xem thêm video tại đây:

[mecloud]RKwfggS1Ol[/mecloud]

Tin nổi bật