(ĐSPL) - Apple, Microsoft đều là những kẻ thù tiềm ẩn khi họ đã vô tình nắm giữ được thông tin khách hàng của bạn.
Cho dù bạn là công ty viễn thông, ngân hàng hay những nhà bán lẻ thì Apple, Microsoft đều có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất.
Dù ở thời điểm ban đầu, họ là những người giúp đỡ bạn một cách tích cực và hiệu quả nhất trong công việc và mở rộng kinh doanh, nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, đây là những kẻ thù tiềm ẩn khi họ đã vô tình nắm giữ được thông tin khách hàng của bạn.
Khi bạn sử dụng những dịch vụ trên nền tảng của những công ty công nghệ lớn trên nghĩa là bạn đã trao hồ sơ khách hàng cho họ mà không hề hay biết, trong khi họ - những kẻ già dơ hơn lại luôn nhìn bạn như một nguồn cung cấp thông tin không tưởng.
Sớm hay muộn, những kẻ thù tiềm tàng này cũng sẽ thiết lập được các mối quan hệ để từng bước đánh cắp khách hàng của bạn.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự khởi đầu. Do các phần mềm được lập trình như Siri của Apple ngày càng trở nên thông minh và đang dần trở thành lựa chọn yêu thích của các khách hàng. Cứ như vậy, mối quan hệ giữa bạn và khách hàng sẽ dần rơi vào tay của những gã công nghệ kia mà bạn không bao giờ ngờ tới.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
Apple không đứng yên khi liên tục cải thiện và phát triển thêm những tính năng của Siri, đặc biệt trên nền tảng iOS và mở rộng ra các ứng dụng từ bên thứ ba. Chính sự ganh đua quyết liệt giữa hai ông lớn này đã khiến các phần mềm mà họ tạo ra trở nên thông minh hơn và có thể dễ dàng lấy được các thông tin của những người sử dụng, vô hình chung nắm được các dữ liệu rất quan trọng của khách hàng
Nếu bạn không tin mức độ trung thành của các khách hàng có thể gây ra những hậu quả như thế nào , hãy nhìn vào các công ty viễn thông. Trước đây, các hãng viễn thông chính là những người sở hữu thông tin của nhiều người nhất, nhưng giờ đây, tình thế đã thay đổi với sự chiếm ngôi của smartphone.
Có lẽ chưa bao giờ các nhà mạng lại thu được ít tiền cước điện thoại đến như vậy, mà chỉ sống sót nhờ dịch vụ 3G và các hợp đồng liên quan đến đường truyền cáp. Thực tế, họ cũng chẳng biết làm thế nào để chiến đấu giành lại khách hàng nữa.
Cái tên tiếp theo trong danh sách bị tổn hại vì các gã thông minh trên chính là các ngân hàng với các sản phẩm như Apple Pay. Các hãng cung cấp công nghệ đang ngày càng có được niềm tin của khách hàng ngay cả trong lĩnh vực thanh toán đặc thù.
Nếu ngành tài chính không chịu hành động thể thay đổi điều gì đó, các khách hàng sẽ tin dùng những sản phẩm công nghệ kia nhiều hơn và biến ngân hàng chỉ là cung cấp dịch vụ tài chính thứ yếu và phụ trợ mà thôi.
Các hãng bán lẻ đang chịu sức ép từ Amazon khi hãng này chuẩn bị đưa Amazon Echo đi vào hoạt động. Động thái này sẽ khiến các nhà bán lẻ điêu đứng do sự nhanh chóng của công nghệ, cộng hưởng với việc chi phí giá thành thấp của Amazon cũng như các thương hiệu được chọn lọc để phân phối sản phẩm của hãng này. Chỉ cần có thể giao hàng tận nơi như ý các khách hàng mong muốn, việc nắm được cơ sở thông tin của họ không phải là một việc khó khăn với Amazon.
Các gã khổng lồ trong ngành công nghệ như Apple hay Microsoft từ lâu đã nhận ra rằng sự giao tiếp của các khách hàng trên các nền tảng của mình sẽ cung cấp cho họ một lượng thông tin đáng tin cậy mà họ hằng mơ ước mà chả cần tốn nhiều thời gian và chi phí.
Giải pháp duy nhất cho vấn đề mà các doanh nghiệp chịu tổn hại cần áp dụng, đó là xây dựng được cho mình một nền tảng của riêng mình để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Khi thiết lập được ngôn ngữ riêng hoạt động trên nền tảng riêng biệt, bạn sẽ kiểm soát và bảo mật được thông tin khách hàng một cách tốt nhất, vì không phải cậy nhờ hãng công nghệ nào cả.
Tuy nhiên, đây là con đường rất khó khăn do hầu hết các công ty không có được sự hỗ trợ cũng như kiến thức cần có về công nghệ và bảo mật thông tin. Nhưng trong tương lai, nếu không thay đổi, những công ty sẽ bất lực trong việc níu giữ nguồn khách hàng mang tính chất sống còn với doanh nghiệp.
Quốc Việt (theo onetech)
[mecloud]mziYCUGBbT[/mecloud]