Nha đam thuộc họ cây xương rồng, có nhiều tên gọi khác nhau như: lô hội, long tu... và có tên khoa học là Aloe vera L var. Nha đam được dùng để làm cảnh trong gia đình rất nhiều, có khả năng chịu hạn, sống khỏe, lá đẹp xanh quanh năm.
Công dụng của nha đam tới sức khỏe và da. Ảnh minh họa
Công dụng của nha đam tới sức khỏe và da
Theo VTC News, nha đam có rất nhiều công dụng với sức khỏe và da con người, cụ thể như sau:
Trị mụn nhọt
Giã nát lá nha đam rồi đem đắp lên vị trí bị lên mụn nhọt.
Chữa bỏng
Đem lá nha đam gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Đem lô hội đã cắt lát đắp lên vùng da bị bỏng.
Trị mẩn ngứa, dị ứng
Dùng chất dịch trong nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, sau đó đem đi rửa lại bằng nước ấm 3 - 4 lần.
Chữa bệnh chàm
Nha đam tươi đem đi chiết lấy chất dịch từ lá. Dùng chất dịch này bôi lên vùng da bị chàm và để đến khi nào nó tự bong ra. Tuyệt đối không rửa hoặc dùng tay để gỡ.
Chữa viêm da
Dùng một miếng vải nhúng nước sôi và đắp vào da khoảng 5-7 cho đỡ ngứa. Tiếp theo hãy lấy một miếng lá nha đam đắp lên da bị viêm, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ mang lại kết quả tốt.
Chữa quai bị
Dùng lá nha đam tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng đau. Bên cạnh đó, lấy thêm 20g lá nha đam bỏ vỏ rồi sắc với nước để uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
Tăng cường chức năng gan
Khả năng loại bỏ độc tố tốt, chức năng gan được tăng cường nhờ lô hội giàu nước và các dưỡng chất từ thực vật.
Cho phần thịt nha đam và một ít mật ong vào máy xay nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần trước ăn 15 phút, mỗi lần 20ml. Uống liên tục trong 1 tháng.
Trị ho có đờm
Dùng 200g nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh bên ngoài rồi đem đi rửa với nước để loại bỏ bớt chất nhầy bên ngoài. Lấy nha đam vừa chuẩn bị đem đi sắc với nước uống trong ngày.
Trẻ em bị cam tích
Dùng rễ nha đam khô 20g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.
Chữa chóng mặt, đau đầu
Lấy 20g lá lô hội, 20g lá dâu, 12g hoa đại đem sắc vơi nước và chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu hóa kém
Dùng nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g đem sắc nước uống 2 -3 lần trong ngày.
Trị kinh bế, đau bụng kinh
Dùng nha đam 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
Điều trị viêm đại tràng mãn tính
Lấy 5 lá nha đam tươi đem đi gọt bỏ vỏ ngoài và xay nhuyễn với 500ml mật ong. Uống hỗn hợp vừa xay 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 30ml.
Trị táo bón
Vì nha đam chứa nhiều lượng nước, nên thực phẩm này cũng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị táo bón. Cụ thể, nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.
Mỗi ngày lấy khoảng 20g nha đam tươi đem đi xay nhỏ với 0,5 lít nước để uống.
Cẩn trọng với tính độc có trong cay nha đam
Theo báo Tuổi Trẻ Online, dẫn lời lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), chúng ta vẫn phải cẩn trọng khi dung nha đam. Trong Đông y, nha đam còn được dùng làm thuốc tẩy xổ với liều 1 - 2g.
Trong cây nha đam có chứa chất latex (mủ), nếu dùng liều cao sẽ không an toàn cho sức khỏe.
Những người không nên dùng nha đam. Ảnh minh họa
Những người không nên dùng nha đam
Người bệnh dạ dày, tiêu chảy và gặp các vấn đề về thận
Mủ nha đam có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh dạ dày. Nếu sử dụng mủ nha đam lâu dài, một lượng lớn mủ nha đam có thể gây tiêu chảy, các vấn đề về thận, máu trong nước tiểu, kali thấp, yếu cơ, giảm cân và rối loạn tim.
Thậm chí, nếu uống 1g nha đam mỗi ngày trong vài ngày có thể gây tử vong.
Người bị tim mạch
Người có bệnh về tim mạch không nên dùng nha đam vì sẽ có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
Phụ nữ có thai
Những người này không nên sử dụng nha đam vì tiềm ẩn nguy cơ gây sẩy thai.
Người gặp vấn đề về gan, trực tràng
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra chất aloin trong phần lá của nha đam có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho gan, đại trực tràng. Điều này xảy ra ở những người quá mẫn cảm với aloin.
Để sử dụng nha đam an toàn, lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo:
Khi dùng nha đam làm vị thuốc cần lưu ý sử dụng đúng với tình trạng bệnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người cao tuổi nên thận trọng khi dùng nha đam.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Nha đam có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng hoặc người bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.
Nguyễn Linh (T/h)