Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Anh nông dân thoát nghèo nhờ vườn sa nhân tím thu tiền tỷ

(DS&PL) -

Vườn ươm 10 vạn cây giống sa nhân tím của anh nông dân dân tộc Mông có thể thu lãi số tiền lên đến 800 triệu đồng.

Vườn ươm 10 vạn cây giống sa nhân tím của anh nông dân dân tộc Mông có thể thu lãi số tiền lên đến 800 triệu đồng.

Theo báo Lào Cai, sau khi tích lũy được một ít vốn, cùng kinh nghiệm, anh Lý Seo Chinh (dân tộc Mông, ở thôn Mào Sao Chải, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai) đã quyết định làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Năm 2016, anh mua 2 vạn cây sa nhân tím, trồng trên diện tích 5 ha. Đầu năm 2017, nhận thấy nhu cầu trồng sa nhân tím của người dân ở địa phương cao, nên anh vay thêm vốn từ ngân hàng để đầu tư vườn ươm cây giống, vừa phục vụ gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu của bà con.

Hiện nay, ngoài diện tích trồng ban đầu, gia đình anh còn xây dựng được 2 vườn ươm với tổng 0,4 ha, tương đương với 10 vạn cây giống. Với giá bán 10.000 đồng/cây, sau khi bán 1 vạn cây, gia đình anh thu về khoảng 100 triệu đồng. Theo tính toán, với số cây còn lại, vườn ươm của gia đình có thể giúp anh thu lãi khoảng 800 triệu đồng.

Anh Lý Seo Chinh (bên phải) trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây sa nhân giống - Báo Lào Cai

Theo báo VOV, sa nhân tím không chỉ được trồng ở Lào Cai, loại cây này đã trở nên khá quen thuộc với bà con nông dân ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.

Bắt đầu từ năm 2008, anh Đinh Văn Xoay (ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã trồng xen 1 ha cây sa nhân tím dưới tán cây bời lời. Nhờ vậy, mỗi năm, gia đình anh có thêm thu nhập vài chục triệu đồng.

Ông Xoay cho hay, từ khi có thêm nguồn thu của cây sa nhân, kinh tế gia đình ổn định hơn.

Thông tin thêm về loại cây này, báo Dân Việt cho biết, cây sa nhân thuộc họ gừng, sống lâu năm và mọc thành khóm. Cây cao 1,5 - 2m, lá màu xanh đậm, quả hình cầu hay hình bầu dục, sau khi đập dập có mùi thơm. Sa nhân có nhiều loại, như: đỏ, trắng, xanh... Riêng sa nhân tím có hoa màu trắng, mép vàng; quả hình cầu, màu tím mốc.

Trong y học cổ đại thì sa nhân có vị cay, tính ôn, tác động vào các kinh tỳ, thận và vị cho nên có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Sa nhân được dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, nhức răng…

Tương tự trong y học hiện đại, sa nhân được bào chế các loại thuốc chữa trị các bệnh đường ruột và dạ dày. Hiện nay ngoài công dụng như trên, sa nhân được xuất sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… dùng làm gia vị.

Vũ Hạnh (T/h)

Tin nổi bật