Sau khi ăn phải thịt xiên nướng ở cổng trường làm bằng thịt chuột bị đánh bả, cậu bé bị suy gan, thận, khả năng đông máu kém và rơi vào hôn mê.
Mới đây, Bệnh viện Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi Xiaopeng (10 tuổi) bị ngộ độc vì ăn phải thịt xiên nướng làm từ chuột chết do đánh bả. Cậu bé đã suýt mất mạng do không được điều trị kịp thời bởi các bác sỹ phải mất thời gian tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh.
Khi đã được chế biến, tẩm ướp và nướng chín, khó ai biết được mình đang ăn thịt con gì - ảnh minh họa. |
Xiaopeng vốn là một cậu bé khoẻ mạnh và hiếu động nhưng bỗng nhiên bắt đầu thấy có hiện tượng chảy máu ở mũi, nướu và đi vệ sinh cũng thấy máu lẫn trong phân và nước tiểu có màu đen. Sau đó, Xiaopeng cảm thấy choáng váng và ngất.
Khi bố mẹ đưa tới bệnh viện địa phương, Xiaopeng được các bác sĩ chuẩn đoán có khả năng bị ngộ độc và đề nghị gia đình chuyển lên Bệnh viện Nhi thành phố. Tại đây, Xiaopeng đã rơi vào tình trạng hôn mê và được bác sĩ cho thở oxy, theo dõi ECG và xét nghiệm máu.
Kết quả cho thấy, chức năng gan, thận bị suy yếu và khả năng đông máu kém. Đội ngũ bác sĩ đã cho truyền vitamin K1, huyết tương, các thành phần đông máu, thuốc bảo vệ gan và thận để cứu Xiaopeng khỏi cửa tử.
Xiaopeng tiếp tục được chuyển tới Bệnh viện Thượng Hải để tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm. Sau khi được bác sĩ ở đây hỏi mình đã ăn uống gì ở ngoài vào thời gian trước, Xiaopeng mới nhớ ra đã ăn thịt xiên nướng ở một quán đối diện cổng trường.
Người bán hàng vô lương tâm đã khiến cậu bé suýt mất mạng vì ăn phải thịt chuột chết do đánh bả - ảnh minh họa. |
Các bác sĩ nghi ngờ rằng Xiaopeng đã ăn phải thịt xiên làm từ chuột chết do đánh bả, vì trong bả chuột có thành phần chính là chất chống đông máu. Sau khi cha của Xiaopeng gửi mẫu máu tới Viện Nghiên cứu Khoa học ở Thượng Hải, kết quả cho thấy trong máu có chứa Difenacoum – chất chống đông của loại thuốc đối kháng vitamin K 4-hydroxycoumarin, thuộc nhóm thuốc chống đông máu thế hệ thứ 2.
Được biết, Difenacoum được sử dụng phổ biến như thuốc diệt chuột năm 1976 bởi thời gian chống đông máu dài và độc tính cao. Một liều thuốc này sẽ khiến chuột tử vong sau vài ngày nuốt phải.
Như vậy, người bán thịt xiên nướng đã dùng thịt chuột thay vì thịt lợn để tăng lãi. Cửa hàng có lẽ đã kinh doanh như vậy từ lâu cho đến khi làm phải con chuột bị chết do đánh bả và dẫn đến tai nạn chết người cho cậu bé Xiaopeng.
Tại Việt nam cách đây hơn 2 năm cũng đã từng có trường hợp tương tự. Một bé trai 12 tuổi ở Đồng Tháp đã phải chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cấp ứu trong tình trạng xuất huyết dưới da toàn thân. Nghi ngờ bé bị suy giảm yếu tố đông máu gây xuất huyết, các bác sĩ áp dụng việc điều trị, tuy nhiên các triệu chứng không cải thiện.
Sau đó, người nhà cậu bé cho biết, bé rất thích ăn thịt chuột nên mẹ bé thường mua chuột về chế biến cho con ăn.
Từ chi tiết này, các bác sĩ đã tiến hành các xét nghiệm liên quan và đưa đến kết luận, tình trạng xuất huyết liên tục của bé không do các yếu tố làm rối loạn động máu mà do nhiễm chất độc warfarin - một độc chất có trong thuốc diệt chuột.
Minh Minh (T/h)