Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh lý dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori - HP, theo đó 70-80% dân số có vi khuẩn HP trong dạ dày. Vi khuẩn này gây loét dạ dày, hành tá tràng và là tác nhân nguy cơ ung thư dạ dày.
HP vào cơ thể con người theo ba đường: từ động vật sang người, từ ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước, từ người sang người.
HP có thể bị lây nhiễm qua đường nước bọt nên việc dùng chung đũa bát hoàn toàn có nguy cơ. Đây cũng là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của vi khuẩn này. Ngoài ra, chấm chung đĩa gia vị cũng có thể nhiễm HP.
Con đường khác là dùng chung bàn chải đánh răng, cốc nước hoặc qua việc tiếp xúc gần như hôn, trò chuyện khiến nước bọt bắn ra. Trường hợp sử dụng cụ y tế không được vệ sinh, khử trùng sạch khi thăm khám có tiếp xúc răng miệng của người bệnh cũng có thể lây bệnh.
Theo thống kê, khoảng 1% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Người bệnh nhiễm khuẩn HP diễn tiến đau dạ dày thường có một số triệu chứng như ợ hơi, đau bụng nhiều lần, thường xuyên có cảm giác no, đầy hơi, buồn nôn...
HP có thể bị lây nhiễm qua đường nước bọt nên việc dùng chung đũa bát hoàn toàn có nguy cơ. Đây cũng là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của vi khuẩn này. Ngoài ra, chấm chung đĩa gia vị cũng có thể nhiễm HP. (Ảnh minh họa)
Việc ăn uống chung trong gia đình là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên đây chính là lý do chính lây nhiễm HP.
Do đó nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của bệnh.
Cụ thể như sau:
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bệnh đau dạ dày thì nên đi khám ngay ở những cơ sở y tế uy tín để điều trị dứt điểm sớm nhất có thể, đây là biện pháp hiệu quả nhất để cắt đứt nguồn lây bệnh.Sử dụng riêng những vật dụng cá nhân, bát đũa, muỗng thìa, cốc chén,... với người bệnh cho đến khi được điều trị dứt điểm.
Tốt nhất có một khẩu phần ăn riêng đối với người bệnh đau dạ dày để hạn chế tối đa việc tiếp xúc.Không nên nhai mớm cơm cho con trẻ nếu bản thân đang bị đau dạ dày để tránh lây nhiễm.
Rửa tay sạch sẽ sau khi ăn và đi vệ sinh.
Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn trung gian.
Đau dạ dày có thể lây từ người sang người nhưng không phải trường hợp nào cũng lây nhiễm.
Trong tất cả những nguyên nhân gây đau dạ dày thì chỉ có nhiễm HP mới lây nhiễm. Còn lại các lý do như chế độ sinh hoạt, ăn uống, sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc... không có khả năng lây nhiễm.
Do đó người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn chuyên môn về y tế.