Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn gì trong Tết Đoan Ngọ 2024?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền mà các món ăn trong ngày này sẽ có sự khác biệt.

Những cơn nắng chói chang của mùa hè có thể khiến người ta mệt lử nhưng các gia đình vẫn không quên sắm sửa, bày biện những lễ vật, những thức quà của mùa hè để đón Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hoá của người Việt.

Đoan Ngọ được cử hành hàng năm vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Không chỉ đất nước ta mà nhiều nước Á Đông khác cũng rộn ràng đón ngày Tết được dân gian gọi là "Tết giết sâu bọ".

Không chỉ có những hoạt động thú vị, phẩm vật dâng lên ngày Tết Đoan Ngọ cũng đầy màu sắc đặc trưng của sản vật địa phương.

Bánh gio, bánh ú

Bánh gio, bánh ú là những món ăn truyền thống quen thuộc, dễ dàng tìm thấy quanh năm. Tuy nhiên, trong dịp Tết Đoan Ngọ - lễ diệt sâu bọ, chúng lại mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mỗi gia đình đều chuẩn bị những chiếc bánh này để dâng lên tổ tiên và thưởng thức trong bữa cơm ngày lễ, như một phần không thể thiếu của truyền thống văn hóa dân tộc.

Thịt vịt mang ý nghĩa may mắn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Vịt quay

Thịt vịt không chỉ là món ăn mang ý nghĩa may mắn trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp cân bằng âm dương, thanh nhiệt và bồi bổ sức khỏe.

Vào ngày lễ này, thịt vịt được chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như vịt nướng, vịt quay, vịt tiềm, cháo vịt hay vịt om sấu, mang đến hương vị đặc trưng và sự đa dạng cho bữa cơm gia đình.

Cơm rượu nếp

Theo phong tục truyền thống, cơm rượu nếp thường được thưởng thức đầu tiên vào buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng vị chua chát của cơm rượu có thể loại bỏ vi khuẩn có hại trong dạ dày, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp nguyên hạt được đồ thành xôi, sau đó ủ với men trong ba ngày. Nước rượu tiết ra từ quá trình ủ được hứng lại và trộn với cơm, tạo nên hương vị ngọt ngào, cay nhẹ đặc trưng. Món ăn này không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn được trẻ em yêu thích bởi vị ngon dễ ăn và hương thơm khó cưỡng.

Người dân quan niệm, ăn trái cây trong ngày Tết Đoan Ngọ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.

Trái cây

Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp, bao gồm những loại trái cây ngon nhất mùa.

Không chỉ đẹp mắt nhờ màu sắc hài hoà, hương vị của các loại trái cây đầu mùa như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… còn thơm ngon. Người dân luôn mong muốn mầm bệnh được tiêu trừ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.

Tin nổi bật