Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai không nên ăn bầu?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Quả bầu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng nên ăn loại quả này.

Một số tác dụng của quả bầu

Ổn định huyết áp

Quả bầu chứa flavonoid - dưỡng chất giúp nâng cao khả năng giãn nở của các mạch máu trong cơ thể, nên có lợi ích ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên tiêu thụ flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc các rối loạn do thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch và ung thư.

Ổn định đường huyết

Một trong những tác dụng của quả bầu là ổn định lượng đường trong máu. Một số bài thuốc dân gian từ loại quả này cho thấy hiệu quả ổn định đường huyết tốt, kiểm soát đường huyết không tăng cao, đồng thời kích thích insulin hiệu quả.

Chống lão hóa

Hợp chất terpenoid trong quả bầu là chất chống oxy hóa thực vật vốn chịu trách nhiệm tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng giàu vitamin phát huy tác dụng của loại quả này đối với việc làm đẹp da từ bên trong.

Việc bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin C giúp thúc đẩy làn da tươi trẻ hơn, ngăn các dấu hiệu lão hóa sớm xuất hiện trên da, cũng như duy trì độ đàn hồi tự nhiên của da.

Quả bầu ngon, tốt cho sức khỏe nhưng một số người không nên ăn. Ảnh minh họa

Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân

Saponin trong quả bầu giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, bằng cách ngăn chặn cảm giác thèm ăn, ức chế sự hình thành mô mỡ. Hoạt chất sinh học này còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, chỉ số calo của quả bầu rất thấp nhưng lại chứa nhiều chất xơ, vitamin C nên rất tốt cho người đang giảm cân. Vitamin C kích thích hệ miễn dịch hoạt động nhạy cảm hơn, phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón

Công dụng hỗ trợ tiêu hóa của quả bầu đến từ đặc tính gây nôn và các đặc tính xổ hoặc nhuận tràng. Nước sắc từ hạt bầu giúp giảm táo bón nhanh chóng và hiệu quả.

Chữa các bệnh về da

Trong y học dân gian tại nhiều quốc gia, người dân địa phương sử dụng quả bầu để chữa nhiều bệnh lý về da. Chẳng hạn như, quả bầu cho kết quả điều trị hiệu quả đối với các vết loét da. Nước sắc từ lá bầu giúp chữa trị tốt bệnh vàng da.

Phòng ngừa tổn thương gan

Quả bầu có hiệu ứng bảo vệ gan, nước sắc từ phần vỏ non của loại quả này có thể giúp kiểm soát chứng tăng ure-huyết.

Cải thiện sức khỏe hô hấp

Phần thịt của quả bầu nổi tiếng với khả năng giúp tăng cường sức khỏe hô hấp, đồng thời có hiệu quả chống hen suyễn, ho, cũng như các rối loạn do cuống phổi khác.

Cần lưu ý gì khi ăn bầu?

Người thường xuyên bị đầy hơi, sưng ống chân không nên ăn quả bầu vì sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, lạnh bụng,... cũng nên tránh ăn loại quả này quá nhiều.

Chú ý mua bầu ở nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng, nên chọn quả bầu non, vỏ căng bóng và cuống còn tươi thì sẽ ngon hơn. Quả bầu già có nhiều xơ, hạt to và cứng rất khó ăn, cũng không còn độ ngọt tự nhiên.

Đảm bảo mỗi tuần không ăn nhiều hơn 3 bữa có quả bầu để đảm bảo đa dạng thực phẩm, rau củ trong bữa ăn. Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều quả bầu cùng lúc, nếu không sẽ cảm thấy tâm trạng nôn nao.

Một lưu ý quan trọng là tuyệt đối không nên ăn quả bầu nếu thấy có vị đắng bởi nguy cơ ngộ độc Cucurbitacin rất cao. Nếu nhẹ thì cơ thể sẽ tự đào thải cucurbitacin, còn trong trường hợp nặng hơn thì người ăn có thể bị buồn nôn và đau bụng.

Tại Ấn Độ, đã ghi nhận trường hợp tử vong do ngộ độc cucurbitacin vì uống nước ép từ quả bầu. Sau vụ việc này, nhiều khuyến cáo về việc uống nước ép quả bầu được đưa ra. Trước khi uống, cần nếm thử mùi vị của nước ép quả bầu xem có vị đắng hay không.

Tin nổi bật