1. Viên kim cương Taylor-Burton Viên kim cương Taylor-Burton 69 carat được cắt từ khối kim cương thô nặng 240 carat tại một mỏ khai thác ở Nam Phi năm 1966. Năm 1967, tài tử người Anh Richard Burton mua viên kim cương nổi tiếng này từ hãng trang sức Cartier với giá 1,1 triệu USD để tặng Elizabeth Taylor. Viên kim cương khổng lồ và đắt đỏ này thể hiện tình yêu lãng mạn của hai người, nhưng cũng là biểu trưng cho sự đổ vỡ sau đó. Năm 1978, sau lần ly hôn thứ 2 của hai người, Taylor đã bán nó đi và dùng tiền để mua một bệnh viện tại Botswana, châu Phi, gần mỏ khai thác tìm ra nó.
|
2. Viên kim cương Hy vọng Viên kim cương này từng thuộc sở hữu của vua Pháp Louis XIV. Sau khi cắt, kim cương Hy vọng nặng 45,52 carat. Truyền thuyết kể rằng, viên kim cương là một bên mắt của bức tượng nữ thần Hindu Sita và nó gây ra lời nguyền khủng khiếp sau khi bị đánh cắp. Một trong những bi kịch của người từng đeo nó là Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette và vua Louis XVI bị chặt đầu, thậm chí người đưa thư mang nó tới bảo tàng Smithsonian cũng gặp bất hạnh. Năm 1958, "vua kim cương" Harry Winston trao viên kim cương này cho bảo tàng Smithsonian. Trước đó, nó được mang theo khắp nước Mỹ trong chương trình gây quỹ từ thiện của Winston.
|
3. Koh - I - Noor (Mountain of Light) Theo người sáng lập đế chế Mughal tại Ấn Độ, viên kim cương thô nặng 739 carat này thuộc sở hữu của hoàng tử Malwa đã bị đánh cắp vào năm 1306. Năm 1877, nó thuộc sở hữu của hoàng gia Anh, khi nữ hoàng Victoria trở thành nữ vương của Ấn Độ. Viên kim cương sau khi cắt nặng 105,6 carat và từng được gắn trên vương miện của nữ hoàng Elizabeth. Một truyền thuyết Hindu nổi tiếng từng cảnh báo rằng: “Người nào sở hữu viên kim cương này sẽ có cả thế giới nhưng cũng phải chịu bất hạnh. Chỉ có Chúa hoặc phụ nữ đeo nó mới không bị trừng phạt”.
|
4. Viên kim cương xanh nước biển hình trái tim Viên kim cương nặng 50 carat Ả Rập này liên quan tới nhiều cái chết. Năm 1989, một nhân viên người Thái đã ăn cắp hàng loạt trang sức từ Cung điện hoàng gia Ả Rập, trị giá 20 triệu USD và mang về Thái Lan. Vụ việc này về sau dẫn tới cái chết của Mohammed Al-Ruwaili, một doanh nhân Ả Rập và 3 nhà ngoại giao tới Thái Lan để điều tra vụ trộm. Tháng 3/2014, tòa án Thái Lan xét xử 5 người, bao gồm một nhân viên cảnh sát cấp cao về vụ bắt cóc và giết hại Al-Ruwaili nhưng sau đó bác bỏ vụ án. Theo tờ Arab News, tháng 7 vừa rồi, một quan chức Bộ ngoại giao Thái Lan kêu gọi xét xử vụ án này. Phía Thái Lan cho rằng, có 20 người liên quan tới vụ trộm đã bị giết một cách dã man. Hiện không ai biết viên kim cương đang ở đâu.
|
5. Viên kim cương đen Orlov Viên kim cương này có tên gọi “Đôi mắt của Brahma Diamond”, nặng tới 67,5 carat. Viên kim cương được tìm thấy tại một khu khai thác ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ 19 bị một tên lấy cắp khỏi mắt của vị thần Hindu. Truyền thuyết kể rằng, ba chủ nhân của viên kim cương này đã tự tử, khiến nó bị đồn ám lời nguyền chết chóc lên những người sở hữu. |
6. Regent Diamond Viên kim cương Regent Diamond từng được gắn trên kiếm của Napoleon I và vương miện của vua Louis XV. Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bất hạnh cũng từng đội vương miện có gắn viên kim cương này. Viên kim cương thô Regent Diamond nặng tới 410 carat nhưng hiện chỉ còn 141 carat, và được trưng bày tại bảo tàng Louvre của Pháp. Rùng rợn hơn, viên kim cương này được cho là bị một nô lệ ăn cắp bằng cách khoét một lỗ lớn trên chân mình và mang ra khỏi khu khai thác tại Ấn Độ. Tuy nhiên, vì mắc sai lầm khi tin tưởng một thuyền trưởng người Anh, anh đã bị hắn dìm chết để cướp viên kim cương.
|
7. Darya-i-Nur (Đại dương Ánh sáng) Tên của viên kim cương hồng quý hiếm này có nghĩa là Đại dương Ánh sáng, nhưng nó lại có lịch sử đẫm máu. Khi trả lại vương vị Mughal, Nader Shah của Persia được quyền sở hữu viên kim cương này và một số trang sức khác. Việc này diễn ra sau cuộc xâm lược miền bắc Ấn Độ của Shah và vụ thảm sát người dân Delhi vào thế kỷ 18. Viên kim cương nặng 182 carat này hiện được trưng bày tại Ngân hàng trung ương Iran ở Tehran. |
8. Orlov Viên kim cương Orlov nặng tới 189,6 carat. Theo truyền thuyết, một tên lính Pháp đào ngũ đã ăn cắp nó từ hốc mắt của vị một vị thần Hindu. Một câu chuyện khác lãng mạn hơn là Tư lệnh Gregory Orlov đã mua viên kim cương này nhằm chiếm được tình yêu của Catherine Đại đế của Nga. Tuy nhiên, Orlov không được toại nguyện, dù Catherine cho ông một cung điện tại St. Petersburg. Orlov chết trong cô độc và mất trí. |
9. Spoonmaker's Diamond (aka the Kasikci) Nặng 86 carat, đây là một trong những viên kim cương lớn nhất thế giới. Chuyện kể rằng, viên kim cương được một ngư dân tìm thấy bên bờ sông. Nhưng khi ông đem bán cho một thương lái lừa đảo, hắn nói rằng đây chỉ là một miếng đá vô giá trị và chỉ trả cho người ngư dân 3 chiếc thìa để lấy. Sau đó vào thế kỷ 17, viên kim cương thuộc về một vị vua và nó được nhiều công nương hoàng gia yêu thích hơn bất cứ thứ trang sức nào. Hiện Spoonmaker’s Diamond được trưng bày tại Bảo tàng hoàng gia Topaki, Thổ Nhĩ Kỳ. |