Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 loại thực phẩm không nên làm nóng bằng lò vi sóng, biết để tránh kẻo hối không kịp

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Những loại thực phẩm tuy gần gũi hằng ngày nhưng nếu hâm nóng bằng lò vi sóng, chúng rất dễ gây ngộ độc.

Bạn có thể làm nóng rất nhiều món ăn bằng lò vi sóng, tuy nhiên với những thực phẩm dưới đây thì không nên?

Thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng. Ảnh minh họa

 

Không phải tất cả thịt gà khi hâm nóng lại đều sẽ gây ra ngộ độc, tuy nhiên món này cần được làm nóng đúng cách.

Thông tin từ VTC News, thịt gà và các loại gia cầm khác rất dễ nhiễm vi khuẩn salmonella. Nếu hâm nóng thịt gà thừa bằng lò vi sóng vì sóng nhiệt sẽ không thể xâm nhập toàn bộ thịt gà từ trong ra ngoài. Thịt gà nhiễm vi khuẩn salmonella nếu không được đun nóng đủ thì vi khuẩn vẫn tồn tại, khiến bạn ngộ độc khi ăn phải.

Một lý do khác khiến thịt gà nằm trong số những loại thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng là mật độ protein của nó cao hơn thịt đỏ. Khi được hâm nóng, protein bị phân hủy ở mức độ khác nhau và có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Để đảm bảo an toàn cho món thịt gà hâm lại, bạn phải chắc rằng nó được làm nóng ở nhiệt độ hơn 73 độ C (165 độ F) để vi khuẩn nguy hiểm bị tiêu diệt. 

Củ dền và củ cải

Củ dền là loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng. Ảnh minh họa

 

Củ cải và củ dền rất bổ dưỡng, là một trong những loại rau lành mạnh nhất, được chọn làm nguyên liệu để chế biến nhiều món hầm, súp. Tuy nhiên chúng lại là những loại thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng.

Nếu bạn muốn làm nóng các món canh, súp thì hãy lấy hết củ cải, củ dền ra đã nhé, vì lượng nitrat khá lớn trong 2 loại củ này có thể biến thành nitrit độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần thứ hai.

Nấm

Nấm hay các món ăn từ nấm không nên quay trong lò vi sóng. Ảnh minh họa

 

Việc hâm lại các món nấm để ăn là một sai lầm lớn và có thể làm bạn bị đau bụng, ngộ độc thực phẩm.

Thông tin trên VnExpress, theo Insider, Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu khuyên người dùng không nên hâm nóng các loại nấm.

Khi để quá lâu ở nhiệt độ phòng hoặc không được bảo quản đúng cách, nấm chứa các protein dễ bị hư hỏng do enzyme và vi khuẩn, khiến người ăn bị đau bụng.

Các loại rau xanh

Các loại rau ăn lá nên sử dụng trong ngày, lý tưởng nhất là trong vòng vài tiếng kể từ khi nấu chín. Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu ghi nhận hâm lại rau trong lò vi sóng có thể khiến nitrat chuyển đổi thành nitrosamine.

Một số nitrosamine là chất gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.

Sữa mẹ

Ngày nay, vì công việc bận rộn, không có nhiều thời gian cho bé bú trực tiếp nên nhiều bà mẹ cất trữ sữa trong tủ lạnh, sau đó những người ở nhà làm nóng lại cho bé ăn. 

Điều này sẽ không gây nguy hại gì nếu họ không hâm nóng sữa trong lò vi sóng - cách dễ làm sản sinh nhiều vi khuẩn E-coli (vi khuẩn gây tiêu chảy), ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, các chất gây ung thư cũng có thể được tạo ra khi chai nhựa đựng sữa bị làm nóng.

Đó là lý do sữa mẹ nằm trong danh sách những loại thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Nếu cần hâm nóng sữa mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên sử dụng nồi đun cách thủy hoặc máy hâm nóng riêng.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm không nên quay trong lò vi sóng. Ảnh minh họa

 

Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… nhưng khi được làm nóng lại, đặc biệt là khi dùng lò vi sóng, lòng đỏ trứng sẽ xuất hiện các chất có hại.

Một lý do khác khiến trứng trở thành một trong những loại thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng là nó rất dễ phát nổ.

Hải sản

Theo FDA, hải sản tươi sống được đánh bắt và cấp đông ngay lập tức nên khi cho vào lò vi ba để rã đông vẫn an toàn. Tuy nhiên, hải sản nấu chín để ở nhiệt độ phòng vẫn có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Hâm nóng không thể tiêu diệt được những vi khuẩn này.

FDA khuyến cáo không nên sử dụng hải sản để ở nhiệt độ phòng quá hai giờ trong thời tiết mát mẻ và quá một giờ khi trời nóng. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong nhiệt độ 4-60 độ C.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật