Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 điều “tối kỵ” không nên làm ngay sau bữa tối

(DS&PL) -

Sau bữa tối là thời điểm cơ thể khá nhạy cảm, đó là lúc thức ăn được tiêu hóa. Nếu không lưu ý những việc làm này, bạn đang tự hại sức khỏe của chính mình.

Bạn nên biết sau bữa tối, việc gì không nên làm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và người nhà của mình. Dưới đây là 9 điều “tối kỵ” không nên làm ngay sau bữa tối:

Tắm

Thời tiết nóng bức khiến nhiều người muốn đi tắm sau khi ăn xong để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn. Thói quen này không tốt cho sức khỏe. Khi tắm, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, tăng lượng máu lưu thông đến toàn bộ cơ thể.

Tắm ngay sau khi ăn no bữa tối ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa

 

 

Thông tin trên VOV, nếu tắm ngay sau ăn tối, lượng máu ở cơ quan tiêu hóa sẽ bị giảm mạnh, khiến quá trình phân hủy thức ăn bị ảnh hưởng, cơ thể khó hấp thu dưỡng chất cần thiết.

Thói quen tắm sau ăn lâu dài gây đau dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn nên tắm trước khi ăn hoặc sau ăn khoảng 3 tiếng. Tuy nhiên, cũng không được tắm qua khuya, vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Ngủ

Theo thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, ngủ ngay sau khi ăn tối gây ra tình trạng trào ngược a xít dạ dày và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, bạn cũng không có 1 giấc ngủ ngon khi đi ngủ ngay lúc đó.

Không nên ngủ ngay sau khi ăn no bữa tối. Ảnh minh họa

 

Vì cơ thể mất từ 2-3 tiếng để tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày, nên bạn hãy cố gắng ngủ sau ít nhất 2 tiếng sau khi ăn xong. Sau khi thức ăn đã được tiêu hóa, bạn có thể ngủ ngon hơn và cơ thể ít tích trữ năng lượng thừa hơn, do thức ăn đã bị đốt cháy hết.

Tập thể dục

Sẽ thật sai lầm nếu nghĩ rằng tập thể dục sau khi ăn giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Khi vận động mạnh, lượng máu trong cơ thể vốn cần tập trung điều khiển các cơ quan tiêu hóa làm việc lại phải chuyển đến các cơ bắp để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho các hoạt động.

Chạy bộ/vận động mạnh sau bữa ăn ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa

 

Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây đau bụng, tăng nguy cơ chấn thương.

Nếu muốn tập thể dục cường độ cao, thì nên chờ sau ăn 2-3 tiếng sau khi ăn, còn với bài tập đi bộ, có thể thực hiện sau ăn một tiếng.

Uống trà, cà phê

Uống trà sau bữa ăn cũng là thói quen của nhiều người. Nghiên cứu chỉ ra, chất polyphenol và tannin trong trà ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, ngăn chặn cơ thể hấp thu sắt; axit trong trà cản trở việc hấp thu protein từ thức ăn.

Thời điểm tốt nhất có thể uống trà là sau bữa ăn một tiếng.

Ăn trái cây ngay sau bữa tối

Đầy hơi, khó tiêu, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày là hậu quả việc ăn trái cây ngay sau bữa tối. Do đó, nên ăn trái cây sau khi ăn tối tầm 15 phút để giảm bớt tác hại lên hệ tiêu hóa.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Nhưng uống quá nhiều nước ngay sau bữa ăn có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác khó tiêu, đầy bụng.

Uống nhiều nước ngay sau khi ăn sẽ làm dịch vị dạ dày bị loãng, gây nên hiện tượng tiêu hóa kém, giảm hấp thụ thức ăn, gây đầy hơi khó tiêu. 

Đánh răng ngay sau khi ăn tối

Đánh răng là một trong những thói quen lành mạnh vào buổi tối để phòng ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm mòn lớp men răng, gây hại cho răng.

Vì vậy, chỉ nên đánh răng sau khi ăn tối ít nhất 30 phút.

Lái xe sau khi ăn tối

Sau khi ăn no, lượng máu trên cơ thể sẽ đổ dồn vào sự vận động, co bóp của các cơ dạ dày, khiến chúng ta bị buồn ngủ và mất tập trung khi lượng máu ở hệ thống trung ương.

Nếu lái xe sẽ khiến lượng máu bị phân tán vừa không tốt cho thần kinh trung ương vừa làm giảm sự tiêu hóa thức ăn.

Hút thuốc sau bữa ăn

Việc hút thuốc ngay sau khi ăn có hại gấp 10 lần bình thường và gây tổn thương toàn bộ cơ thể. Đó là bởi sau khi vừa ăn xong, dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ và truyền đi khắp cơ thể qua các tế bào máu.

Cùng lúc đó nếu bạn hút thuốc, nicotin sẽ qua máu được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột và ung thư phổi.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật