Ngoại tình thường được xem là "án tử" cho hôn nhân. Tuy nhiên, đôi khi, những vết nứt âm ỉ được tạo ra bởi chính lời nói thường ngày lại có sức phá hủy khủng khiếp hơn, khiến mối quan hệ tan vỡ nhanh chóng mà đôi khi cả hai người trong cuộc cũng không nhận ra nguyên nhân sâu xa. Dưới đây là một số câu hỏi sai thường gặp trong hôn nhân có thể dẫn đến sự rạn nứt nếu không được điều chỉnh kịp thời:
“Không phải việc của anh/em”
Khi quyết định gắn bó cả đời, các cặp đôi thường có lời thề nguyện: “Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất làm cây dính liền nhành”. Vợ chồng cần có sự ăn ý, nhiều khi không cần phải nói thành lời mà chỉ cần nhìn nét mặt nhau cũng hiểu. Nhưng sự thấu hiểu này phải xuất phát từ giao tiếp hàng ngày.
Kết hôn rồi, mỗi người đều phải gánh vác những trách nhiệm gia đình nên việc của vợ cũng là việc của chồng. Vì vậy mà cả hai cần san sẻ cho nhau những chuyện này.
Tất nhiên, nhiều người có tính cách tự lập, muốn tự giải quyết mọi việc một mình. Chỉ đến khi không thể chịu đựng được nữa thì mới nhờ cậy đến người khác. Lúc này việc dựa vào đối phương dễ gây ra oán trách: “Sao anh/em không nói sớm?”.
Đến khi ai đó thường xuyên trả lời rằng “Vì nghĩ đó không phải việc của anh/em” hoặc nội dung tương tự thì dần dần 2 người sẽ trở nên xa cách, sự trung thực và thấu hiểu cũng mất đi.
8 câu nói "chết người" hủy hoại hôn nhân nhanh hơn cả ngoại tình.
“Tại sao anh không bao giờ hiểu cho em?/Tại sao em không bao giờ hiểu cho anh?"
Đây là câu hỏi mang tính buộc tội và phán xét, làm đối phương cảm thấy rằng mọi nỗ lực của họ đều bị xem nhẹ. Thay vì giúp cả hai hiểu nhau hơn, câu hỏi này tạo ra khoảng cách và cảm giác không an toàn trong mối quan hệ.
“Sao anh/em lúc nào cũng làm mọi chuyện rối lên?”
Câu hỏi này khiến người kia cảm thấy mình không có giá trị và bị đối phương coi thường. Thay vì tập trung vào giải pháp, câu hỏi này sẽ đẩy câu chuyện vào sự đối đầu và căng thẳng, khiến cả hai cảm thấy áp lực và dễ dẫn đến tranh cãi.
"Anh/em không muốn nói nữa”
Trong mối quan hệ vợ chồng, có một điều cấm kỵ là kể chuyện nửa chừng.
Nếu bạn gặp điều gì đó rắc rối, không muốn nói thẳng với đối phương nhưng lại úp mở câu chuyện thì họ sẽ tò mò và cố gắng tìm ra sự thật. Trong quá trình tìm hiểu, họ có thể liên lạc với người thân, bạn bè, đôi khi là đồng nghiệp của bạn. Nếu người được hỏi chuyện tốt bụng thì không sao nhưng nếu người ta thêu dệt hay khắc sâu nghi ngờ của bạn thì sẽ rất tệ.
“Sự tò mò giết chết con mèo”, khi bạn đã nói “Anh/em không muốn nói nữa” thì có nghĩa là đang che giấu điều gì đó mờ ám. Việc sống trong sự nghi ngờ sẽ khiến người bạn đời của bạn trở nên hoài nghi mọi thứ. Đến khi bạn nói sự thật thì đối phương lại không tin, nghĩ rằng bạn đang giấu diếm, từ đó tạo nên một loạt vấn đề đe dọa hôn nhân.
“Anh/em không thấy mình sai sao?”
Thay vì khuyến khích đối phương suy nghĩ và nhận ra vấn đề, câu hỏi này thường mang tính công kích, ép buộc người nghe phải phòng thủ và từ chối nhận lỗi. Nó không tạo điều kiện cho sự thấu hiểu mà làm tăng thêm cảm giác bị tổn thương.
Ảnh minh họa.
"Bây giờ mới hiểu rõ con người em/anh”
“Bây giờ anh nhìn rõ rồi, hóa ra em là người như vậy” là câu nói thường xuất hiện khi cãi nhau. Hiểu một cách rộng ra, nó thể hiện tất cả sự hối hận, thất vọng.
Có những lúc đối phương cảm thấy bản thân không tốt. Họ thực sự không biết làm thế nào để sửa chữa mới làm bạn hài lòng hoặc họ càng thay đổi, bạn càng coi thường. Lúc đó bạn nên là người giúp họ giải quyết vấn đề, thay vì đòi hỏi.
Bởi khi yêu ai đó, bạn cần bao dung cho những khuyết điểm của họ chứ không phải ép buộc họ phải thế này, thế kia. Nếu không thể chịu được điểm chưa tốt đó, bạn có thể nói thẳng ra còn việc đối phương có thay đổi hay không lại phải tuỳ vào chính họ.
“Sao anh/em không giống như chồng/vợ người ta?”
So sánh đối phương với người khác là một trong những cách nhanh nhất khiến họ cảm thấy không đủ tốt, bị xem thường và không được công nhận. Điều này dễ dẫn đến cảm giác tự ti, xa cách và mất lòng tin trong mối quan hệ.
“Anh chẳng bao giờ làm được gì cho em cả/Em chẳng bao giờ làm được gì cho anh cả?"
Câu hỏi phủ định hoàn toàn mọi nỗ lực của đối phương, tạo cảm giác người kia không được đánh giá cao. Điều này dễ làm người bạn đời cảm thấy mệt mỏi, mất động lực và dần rút lui khỏi mối quan hệ.