Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

7 thực phẩm tưởng vô hại nhưng lại "ăn mòn" thận của bạn nhanh hơn cả bia rượu

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Không chỉ bia rượu, nhiều loại thực phẩm hàng ngày mà chúng ta vô tư sử dụng cũng đang dần dần ăn mòn chức năng của thận

Ngoài việc nhịn tiểu và lười uống nước, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh chính là thủ phạm gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe đôi thận. Khi nhắc đến những thói quen ăn uống có hại, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến việc lạm dụng rượu bia.

Và quả thật, theo Tổ chức Thận Anh Quốc, việc thường xuyên uống nhiều rượu bia (bao gồm cả bia, rượu vang, rượu mạnh...) có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận. Thận, bộ lọc quan trọng của cơ thể, sẽ phải làm việc quá sức để loại bỏ lượng cồn dư thừa, từ đó dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng. Bên cạnh đó, rượu bia còn làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh thận.

Tuy nhiên, rượu bia không phải là "kẻ thù" duy nhất của đôi thận. Nhiều loại thực phẩm khác nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây hại không kém, thậm chí còn âm thầm "đục khoét" sức khỏe thận mà bạn không hề hay biết.

Sau đây là những thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ đục khoét thận nhanh chẳng kém bia rượu:

Các món nhiều muối

Ăn thực phẩm nhiều muối lâu ngày làm gia tăng hàm lượng natri trong máu.

Thận chịu trách nhiệm cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể. Ăn thực phẩm nhiều muối lâu ngày làm gia tăng hàm lượng natri trong máu, khiến thận phải làm việc khó khăn hơn để loại bỏ loại khoáng chất này ra khỏi huyết thanh. Kết quả là người ăn mặn thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, gây áp lực lên các mạch máu thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và thúc đẩy bệnh thận mạn tính tiến triển.

Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu natri còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều muối là một phần quan trọng giúp bảo vệ thận và nâng cao sức khỏe toàn diện. Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 2g natri hay tương đương với khoảng 5g muối trên ngày.

Thịt chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội và giăm bông không tốt cho thận. Chúng vừa chứa nhiều natri vừa giàu protein có nguồn gốc động vật. Lượng natri tiêu thụ thường xuyên vượt quá 2.300 mg mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp, tạo thêm căng thẳng của cơ quan này. Ăn nhiều protein động vật có thể làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh thận.

Caffein

Đây là một điều khó khăn nếu một tách cà phê hoặc trà buổi sáng là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Soda và nước tăng lực cũng nguy hiểm tương tự nếu bạn đã có vấn đề với thận. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffein lâu dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Caffein là một chất lợi tiểu nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của thận. Với số lượng hợp lý, cà phê sẽ không ngăn cản thận của bạn tiếp cận đủ nước để thực hiện công việc của mình, nhưng vượt quá có thể là một vấn đề.

Caffein cũng kích thích lưu lượng máu và do đó làm tăng huyết áp. Một lần nữa, không phải là vấn đề nếu bạn có huyết áp bình thường, nhưng đây sẽ là điều bạn cần để ý nếu bị huyết áp cao.

Caffein là một chất lợi tiểu nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của thận.

Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, pizza thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, đường, calo và ít dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe thận. Chế độ ăn uống lành mạnh với thận nên bao gồm nhiều loại trái cây, rau, carbohydrate phức hợp và protein nạc.

Protein động vật

Việc tiêu thụ thực phẩm chứa protein động vật là cần thiết nhưng cần điều độ. Nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu protein này trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất trên cơ thể con người. Trong đó bao gồm cả việc tăng áp lực lên thận, khiến thận rơi vào tình trạng “quá tải”.

Bởi vì chất thải chứa nitơ được tạo ra khi protein bị phân hủy trong cơ thể sẽ được đào thải qua nước tiểu. Nếu bạn ăn quá nhiều protein trong chế độ ăn uống, nitơ sẽ được bài tiết qua nước tiểu nhiều hơn, làm tăng gánh nặng cho thận và không có lợi cho sức khỏe thận. Lâu ngày khó tránh khỏi thận tổn thương, suy giảm chức năng và mắc những bệnh tật nguy hiểm.

Nước ngọt có ga

Thực phẩm nhiều đường nói chung và nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga nói riêng có thể tàn phá thận nếu dùng nhiều.

Theo Hiệp Hội Tim mạch Hoa Kỳ thì nước ngọt chứa quá nhiều đường, 1 lon nước ngọt 350ml có thể chứa đến 7 muỗng cà phê đường. Trong khi đó, lượng đường tối đa một người trưởng thành nên thu nạp là 5 muỗng cà phê/ngày. Còn đối với trẻ nhỏ, con số này là 3 muỗng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y khoa Osaka (Nhật Bản) cũng chỉ ra rằng, thường xuyên uống 2 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy thận. Nguyên nhân là bởi nước ngọt khi được thu nạp vào cơ thể sẽ đồng thời khiến cho lượng muối trong máu tăng lên, protein ở nước tiểu cũng tăng theo, từ đó dẫn đến suy thận. Chưa kể, chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt dễ dẫn tới bệnh tiểu đường - một yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh thận.

Thực phẩm nhiều đường nói chung và nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga nói riêng có thể tàn phá thận nếu dùng nhiều.

Đường nhân tạo

Nếu bạn đang dựa vào đường nhân tạo trong nỗ lực giảm lượng đường tiêu thụ, thì thực ra bạn không làm được gì cho cơ thể. Tuy các ý kiến còn chưa thống nhất về độ an toàn chung của những chất thay thế đường này, song chúng ta biết rằng chỉ cần hai lon soda ăn kiêng mỗi ngày sẽ gây suy giảm chức năng thận.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng những người sử dụng đường nhân tạo trong đồ uống không thực sự hấp thu ít đường hơn, nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng chất thay thế đường, thì stevia là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Stevia là một chất chiết xuất từ cỏ ngọt, loại thảo dược tự nhiên đã được sử dụng ở Nam Mỹ trong hàng trăm năm mà không có tác dụng phụ được báo cáo.

Tin nổi bật