Đậu tương mọc mầm
Hạt đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, khi mọc mầm có thể được sử dụng tương tự như giá đỗ để nấu các món ăn hoặc làm sữa như bình thường, vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đậu tương tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa một chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể, khiến bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn nhiều.
Tuy nhiên, khi đậu tương mọc mầm, phần lớn các chất này sẽ bị phân giải, hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể, tốt cho sức khỏe.
Tỏi mọc mầm
Tỏi được mệnh danh là “thần dược” khi mọc mầm vì nó sẽ sản sinh ra các hóa chất thực vật, giúp hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cũng cao hơn so với tỏi bình thường, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do.
Mầm tỏi cũng giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene… có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch. Nếu củ tỏi mọc mầm nhưng vẫn trắng, không bị mốc hay vàng héo thì vẫn có thể sử dụng được.
Đậu Hà Lan mọc mầm
Mầm đậu Hà Lan có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, mầm của loại đậu này chứa lượng dưỡng chất lớn nên khi thực phẩm này mọc mầm, bạn đừng bỏ đi mà hãy chế biến thàn những món ăn dinh dưỡng.
Giá đỗ
Mầm giá đỗ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Lượng carotene trong giá đỗ cũng cao hơn hẳn so với các loại rau thông thường, giúp hỗ trợ thị lực, cải thiện làn do thô ráp...
Giá đỗ là loại rau có năng lượng thấp, ít chất béo nến có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giảm mỡ, giảm cholesterol xấu. Người béo phì nên ăn giá đỗ thường xuyên để giảm mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Mầm gạo lứt
Hiện nay, mầm gạo lứt là thực phẩm được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Gạo lứt vốn đã giàu dinh dưỡng hơn gạo tẻ nhưng nếu mọc mầm thì giá trị dinh dưỡng còn tăng lên gấp bội.
Cụ thể, hàm lượng lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) sẽ tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt.
Việc ăn gạo lứt nảy mầm mang đến một số lợi ích như ngăn ngừa táo bón, kích thích đường tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết và huyết áp, kiểm soát mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa lão hóa, điều chỉnh lượng cholesterol trong máu… Hương vị của gạo lứt nảy mầm cũng ngon, dễ ăn hơn gạo lứt bình thường. Lưu ý, gạo lứt nảy mầm chỉ tốt khi được ngâm ủ cẩn thận.
Mầm hạt cây tam giác mạch
Theo các nghiên cứu, hạt tam giác mạch nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giảm huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Lượng chất xơ trong hạt tam giác mạch nảy mầm cũng cao, sẽ hỗ trợ tiêu hóa của cơ thể.
Đinh Kim (T/h)