Tiểu đường khiến các bạn phải kiêng khem đủ thứ, tuy nhiên có 1 vài loại quả được coi là “kẻ thù’ của căn bệnh này vì có khả năng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Mướp đắng
Hãy lưu ý tác dụng hạ đường huyết ở mướp đắng hiệu quả hơn khi uống nước ép thay vì ăn mướp đắng đã chế biến nhiệt. Ảnh minh họa
Theo báo Phụ nữ Việt Nam, mướp đắng có chứa một hoạt chất gọi là Momordica, được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết trong nhiều thí nghiệm trên động vật.
Chất này hoạt động giống như insulin nhờ đó có tác dụng làm giảm đường máu.
Lưu ý là tác dụng hạ đường huyết ở mướp đắng hiệu quả hơn khi uống nước ép thay vì ăn mướp đắng đã chế biến nhiệt. Cũng không nên dùng khi bụng đói.
Đậu bắp
Nhớt của đậu bắp có chứa một số chất hữu ích trong kiểm soát đường huyết. Ảnh minh họa
Báo Tiền Phong từng dẫn thông tin, quả đậu bắp có tác dụng rất tốt trong việc ổn định lượng đường trong máu của chúng ta.
Bởi trong các thành phần của đậu bắp, chất xơ chiếm một phần lớn. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường, tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, ăn đậu bắp có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đây là bài thuốc hữu hiệu mà nhiều người áp dụng sử dụng cho các bữa ăn hằng ngày.
Đặc biệt, trong nhớt của đậu bắp có chứa một số chất hữu ích trong kiểm soát đường huyết. Nó tạo thành một lớp chất nhầy trong ruột, có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose, khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn.
Bí ngô
Bí ngô là một loại rau giàu chất xơ có thể giúp trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày và tăng cảm giác no. Ảnh minh họa
Chất xơ trong bí ngô có khả năng ngăn quá trình hấp thu đường, có khả năng làm hạ đường huyết đáng kể sau ăn. Ngoài ra, bí ngô còn chứa một số chất phytochemical tự nhiên, chẳng hạn như polyphenol và carotene, được coi là có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng bí ngô chủ yếu có tác dụng phòng bệnh hơn là chữa bệnh đối với tiểu đường. Bởi vì những người tiểu đường nếu ăn nhiều bí ngô, nhất là loại bí chín kỹ, giống bí có vị quá ngọt (chỉ số đường huyết cao) thì sẽ gây phản tác dụng.
Còn nếu ăn điều độ, không quá 200g mỗi ngày thì có hiệu quả kiểm soát đường đáng kể.
Củ cải trắng
Củ cải trắng có chỉ số đường huyết thấp và có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh minh họa
Củ cải trắng có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là nó khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn trong quá trình tiêu hóa. Điều này có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Củ cải trắng lại có hàm lượng chất xơ dồi dào, chỉ số glycemic (phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết) thấp, vì thế đây là loại thực phẩm lý tưởng để phòng và chữa tiểu đường. Nhưng nước ép củ cải trắng được xem là có hiệu hơn so với củ cải trắng đã nấu chín.
Cà tím
Cà tím có khả năng kiểm soát đường huyết là nhờ lượng chất xơ rất cao. Ảnh minh họa
Thông tin trên báo Thanh niên, cà tím có công dụng kiểm soát đường huyết là nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Chất xơ khi vào ruột sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào máu chậm hơn, nhờ đó giúp đường huyết ổn định hơn và không tăng quá nhanh.
Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa hoặc giảm lượng đường tăng đột biến. Ảnh minh họa
Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine của các nhà khoa học Thụy Điển, bông cải xanh được xem là chìa khóa giúp làm chậm, thậm chí đảo ngược bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Các chất có trong bông cải xanh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa hoặc giảm lượng đường tăng đột biến.
Nguyễn Linh (T/h)