Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5.000 con heo bị tiêm thuốc an thần tại lò mổ lớn nhất TP HCM

(DS&PL) -

Lực lượng chức năng vừa lập hồ sơ xử lý 13 lò mổ tiêm thuốc an thần cho hơn 4.600 con heo ở TP HCM.

Lực lượng chức năng vừa lập hồ sơ xử lý 13 lò mổ tiêm thuốc an thần cho hơn 4.600 con heo ở TP HCM.

Thông tin trên được báo Tri thức Trực tuyến đăng tải. Theo đó, khoảng 22h30 ngày 28/9, Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B), Bộ Công an tại TP HCM, phối hợp với Thanh tra của Bộ NN-PTNT kiểm tra khu giết mổ gia súc Xuyên Á (huyện Củ Chi) và bắt quả tang 2 người đàn ông dùng kim tiêm thuốc vào heo.

Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện hàng chục lọ thuốc combistress (loại 50 ml) và lactated ringers (loại 500 ml) đã pha thuốc an thần.

Trước đó, 5.231 con heo đã được đưa về đây giết mổ. Ở thời điểm bị bắt quả tang, nhân viên đã tiêm thuốc vào 4.626 con heo.

Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết combistress là dạng thuốc mê, nếu ăn phải có nguy cơ gây ung thư. Bước đầu, chủ lò mổ khai nhận tiêm thuốc an thần để cho thịt heo mềm, dẻo.

Những con heo tại lò mổ Xuyên Á. Ảnh: VnExpress

Được biết, lò mổ trên được đầu tư xây dựng dây chuyền giết mổ, rồi cho 20 chủ lò giết mổ heo thuê lại để đưa heo về đây làm thịt, cung cấp cho thương lái tung ra thị trường tiêu thụ.

Theo báo Tuổi Trẻ, lò mổ Xuyên Á là lò mổ lớn nhất TP HCM, công suất giết mổ mỗi đêm trên 5.000 con heo. Heo chủ yếu được nhập về từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre....

TS Lê Thanh Hiền - trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng (ĐH Nông lâm TP.HCM), người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, tình trạng lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt...

Nếu tương tác với các thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận.

Khoản 10, Điều 20 Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định: Phạt tiền từ 30-35 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật