Anh Lưu, 45 tuổi, người Trung Quốc, đã chung sống với bệnh gút suốt vài năm qua. Ban đầu, anh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, kiêng khem cẩn thận. Tuy nhiên, khi thấy các cơn đau thuyên giảm, anh chủ quan nghĩ rằng bệnh tình đã ổn định. "Tôi cảm thấy mình đã chiến thắng bệnh gút rồi", anh Lưu chia sẻ.
Một đêm nọ, anh Lưu và bạn bè cùng nhau đi uống rượu. Sau khi về nhà vào đêm khuya, thắt lưng anh bắt đầu đau dữ dội, người vợ đang ngủ bị đánh thức. Vợ anh vội vàng đưa chồng đến bệnh viện.
Đây là điều anh Lưu chưa bao giờ nghĩ tới. Anh vô cùng hối hận vì tưởng sức khỏe đã ổn, có thể ăn hải sản, uống rượu... bình thường. Ai cũng biết axit uric cao có thể gây ra bệnh gút. Nhưng nhiều người không hiểu rằng axit uric cao về lâu dài có thể gây tổn thương thận, thậm chí dẫn đến chứng tăng ure huyết.
Người đàn ông 45 tuổi nhập viện vì suy thận nặng. Ảnh minh họa.
BS Zhong Xiaojing (chuyên khoa Thận, Bệnh viện Hoa Đông, trực thuộc Đại học Phục Đán, Trung Quốc) cho biết: "Axit uric tăng cao về lâu dài có thể dẫn đến biến dạng khớp, gây đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, suy thận cùng nhiều bệnh khác".
Axit uric cao là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh gút. Khi nồng độ axit uric trong máu đạt đến một nồng độ nhất định, tinh thể urat sẽ lắng đọng ở các khớp, có thể gây viêm và dẫn đến bệnh gút.
Nếu 4 triệu chứng sau xuất hiện trước khi đi ngủ vào buổi tối thì có thể lượng axit uric trong cơ thể bạn quá cao.
Đau lưng
Khi lượng axit uric bài tiết qua thận vượt quá 1.000mg/ngày sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn bài tiết axit uric lâu dài. Đây chính là nguyên nhân khiến urate vượt quá độ bão hòa, các tinh thể kết tủa sẽ lắng đọng trong thận, hình thành sỏi axit uric, do đó có thể gây đau thắt lưng.
Đi cùng với những cơn đau thắt lưng có thể là tình trạng đau bụng, tiểu ra máu. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh không chỉ đối diện với nguy cơ mắc gout mà còn có thể xuất hiện các bệnh lý về thận và hệ bài tiết.
Phù chi và mí mắt
Lượng axit uric trong cơ thể quá cao, không thể được đào thải kịp thời, có thể gây ra tình trạng phù nề trong cơ thể.
Đêm là thời gian axit uric trong cơ thể dễ kết tủa khiến cầu thận tắc nghẽn và lượng nước tích tụ trong cơ thể cũng vì thế mà không thể tự đào thải. Hiện tượng này kéo dài dẫn đến tính trạng phù nề tại nhiều vị trí trên cơ thể như mí mắt, mặt, chân, bàn tay...
Tiểu nhiều, tiểu đêm
Nếu bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu đêm không rõ nguyên nhân thì rất có thể nồng độ axit uric đang tăng cao. Khi axit uric tăng cao, chức năng thận bị ảnh hưởng, khả năng lọc ở cầu thận và khả năng tái hấp thụ ở ống thận bị suy giảm dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều.
Đi kèm với hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần là nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí là chuyển sang màu nâu. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những biểu hiện nêu trên thì cần kiểm tra nồng độ axit uric để can thiệp kịp thời.
Đau khớp
Vào nửa đêm, bạn thức dậy vì đau dữ dội và có những triệu chứng rõ ràng như đỏ, sưng, nóng, đau chân. Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh gút cấp tính.
Uống nhiều rượu
Nếu uống nhiều rượu trước khi đi ngủ sẽ gây áp lực cho thận giống như uống nước.
Nhiều thành phần trong rượu tương đối kích thích thận và có thể ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, giải độc. Nếu uống nhiều rượu trước khi đi ngủ sẽ gây áp lực cho thận giống như uống nước, đồng thời thải nhiều axit uric vào cơ thể, tắc nghẽn ống thận và gây ra bệnh thận mạn tính.
Ăn vặt đêm khuya
Hiện nay, nhiều người thích ăn nhiều thịt nướng, lẩu cay, xiên que chiên và các món ăn nhẹ vào đêm khuya, sau đó nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi ăn xong.
Đồ ăn vặt đêm khuya thường có vị mặn, nhiều dầu khiến cầu thận ở trạng thái lọc cao, áp suất cao và tưới máu nhiều, thực phẩm nhiều chất béo cũng làm tăng hoạt động chuyển hóa của thận.
Nhịn đi tiểu
Nếu bạn luôn nhịn tiểu, nước tiểu tích tụ trong bàng quang quá lâu sẽ sinh ra vi khuẩn. Một khi vi khuẩn quay ngược trở lại, chúng có thể gây viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu đạo...
Thức khuya
Thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mức lọc cầu thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Các nghiên cứu đã phát hiện, thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mức lọc cầu thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Thức khuya lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, trao đổi chất chậm lại, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, tăng lượng "rác" trong máu, tăng gánh nặng cho thận.
Uống nhiều nước
Chức năng cơ bản của thận là sản xuất nước tiểu, nếu bạn uống quá nhiều nước, tình trạng tiểu đêm sẽ tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tạo gánh nặng cho thận.
Một lượng lớn nước vào cơ thể con người và để thải ra ngoài, thận cần phải làm việc liên tục không nghỉ. Theo thời gian, chức năng trao đổi chất của thận sẽ giảm sút, trong cơ thể sẽ tích tụ một lượng lớn nước, gây phù nề ở chi dưới và mí mắt. Khi chức năng trao đổi chất của thận suy giảm thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ tăng lên.