Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 nhà lãnh đạo lần thứ 2 tham dự Apec tại Việt Nam sau 11 năm

(DS&PL) -

Năm 2017 là lần thứ hai Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà các cuộc họp APEC, trong đó có cả Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC, sau lần đầu tiên vào năm 2006.

Năm 2017 là lần thứ hai Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà các cuộc họp APEC, trong đó có cả Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC, sau lần đầu tiên vào năm 2006.

Tổng thống Chile Michelle Bachelet

Tổng thống Chile Michelle Bachelet và Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh: TGVN

Nữ tổng thống một quốc gia châu Mỹ, Michelle Bachelet, từng khiến nhiều người phải ngưỡng mộ về những nỗ lực của bà trong chính trường và đời sống. Sau khi đắc cử vào năm 2014, bà trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân.

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, thân thiện, bà luôn hướng đến một quốc gia và thế giới hòa bình. Năm 2006, trong Hội nghị APEC, bà từng có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu… Đặc biệt hơn, bà đã có buổi gặp gỡ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người bà ngưỡng mộ từ lâu.

Việt Nam và Chile vốn có truyền thống quan hệ ngoại giao tốt đẹp, hứa hẹn sẽ cùng hợp tác đẩy mạnh phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa song phương tại Hội nghị APEC 2017.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại APEC 2006 - Ảnh: Getty

Là vị tổng thống đắc cử hai nhiệm kỳ của nước Nga, chính trường thế giới nhắc đến tên ông như nhà lãnh đạo sáng suôt và điềm tĩnh, từng đưa một quốc gia rộng lớn thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế và bất ổn chính trị trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động.

Trong Hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội, Tổng thống Putin đã từng cam kết nhiều hỗ trợ với Việt Nam về kinh tế, an ninh – quốc phòng trong khu vực biển Thái Bình Dương cũng như thỏa thuận hợp tác phát triển song phương bình đẳng, duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Thời điểm khởi động APEC 2017, chính phủ Nga đã nhanh chóng gửi nhiều mặt hàng cứu trợ tới người dân các tỉnh miền Trung đang chịu thiệt hại bởi cơn bão Damrey.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Thủ tướng Shinzo Abe và cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh - Ảnh: Getty

Mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam trong nhiều năm là kết quả nỗ lực của chính phủ hai nước cũng như không thể không nhắc đến vai trò của Thủ tướng Shinzo Abe – vị thủ tướng có thời gian tại nhiệm lâu nhất.

Năm 2006, hai nước Việt – Nhật đã đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế song phương. Ông Abe đã cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trên nhiều phương diện như thương mại, giáo dục, công nghệ… và coi Việt Nam như đối tác chiến lược lâu dài.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: straitstimes.

Thừa hưởng chính sách lãnh đạo và tầm nhìn sáng suốt của người cha – cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore tại nhiệm Lý Hiển Long từng phát biểu luôn coi Việt Nam là đối tác phát triển kinh tế quan trọng, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng và có lực lượng lao động trẻ có trình độ cao.

Tháng 3/2017, khi có cuộc gặp mặt với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lý Hiển Long đã thể hiện ấn tượng tốt với kinh tế và sự phát triển vượt bậc của thành phố Hồ Chí Minh cũng như bày tỏ tinh thần ngoại giao thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế của Singapore với Việt Nam.

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah tại APEC 2006 - Ảnh: Imgrum

Quốc vương Hassanal Bolkiah đã có nhiều chính sách lãnh đạo hợp lòng dân như miễn học phí cho trẻ em, giảm chi phí khám chữa bệnh hay cắt giảm nhân lực phục vụ cho hoàng gia nhằm tiết kiệm công quỹ…

Mối quan hệ ngoại giao của Brunei và Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp. Hai nước luôn giúp đỡ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực và thế giới, cam kết sẽ cùng phát triển hiệp thương bền vững cho đến năm 2025.

Thu Phương (T/h)

Tin nổi bật