Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 vụ gian lận thi cử 'chấn động' Châu Á

(DS&PL) -

Châu Á đã từng xảy ra những vụ gian lận thi cử “chấn động”, gây nhức nhối dư luận và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giáo dục của một số quốc gia.

Châu Á đã từng xảy ra những vụ gian lận thi cử “chấn động”, gây nhức nhối dư luận và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giáo dục của một số quốc gia.

2 lần lộ đề thi SAT tại Hàn Quốc

Áp lực thi cử luôn đè nặng lên các em học sinh Hàn Quốc. - Ảnh: Getty

Lộ đề thi SAT đã xảy ra đến 2 lần ở Hàn Quốc. Lần đầu tiên vào tháng 1/2007 khi có khoảng 900 học sinh bị hủy kết quả sau khi có nghi vấn một phần đề thi đã bị lộ ra trước đó.

Đến năm 2013, gian lận đã xảy ra ở một quy mô lớn hơn khi toàn bộ bài thi ngày 4/5 trên toàn quốc (khoảng 1,500 thí sinh) bị hủy sau khi Cơ quan giám sát kì thi SAT (College Board) và Cơ quan chấm điểm kì thi (Educational Testing Service) nhận được thông báo rằng nhiều trung tâm luyện thi trên Hàn Quốc đã biết được đề thi trước đó.

Một cuộc điều tra sau đó đã được tiến hành với tất cả 68 trung tâm luyện thi tại Seoul, Hàn Quốc. Theo Wall Street Journal, một số nhân viên đã thừa nhận gian lận và cho biết rằng đề thi SAT được bán với giá khoảng 4.500 USD.

Quyết định hủy thi đã gây rắc rối cho các thí sinh Hàn Quốc. Họ lo ngại mất cơ hội vào đại học Mỹ nếu họ phải chờ đến kỳ thi SAT tiếp theo. Vì vậy, nhiều thí sinh quyết định đến nơi khác để làm bài thi như Hong Kong hay Nhật Bản.

"Người khác gian lận nhưng chúng em cũng phải gánh hậu quả", thí sinh có tên Henry Kim nói.

2.440 thí sinh Trung Quốc gian lận bằng thiết bị công nghệ cao

Học sinh Trung Quốc đội báo để tránh gian lận thi cử. - Ảnh: people.com.cn

Theo CNN, năm 2014, khoảng 2.440 thí sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi quốc gia đã bị phát hiện sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận.

Hơn 25.000 sinh viên tham gia kỳ thi để được cấp phép dược sĩ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây trong ngày 18 và 19/10 ở 7 địa điểm thi khác nhau.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các giám thị phát hiện các tín hiệu vô tuyến được sử dụng để truyền đáp án trong các mã đề thi cho thí sinh. Các thí sinh này đeo tai nghe không dây hoặc đặt các "cục tẩy điện tử" trên bàn.

Đường dây của vụ gian lận thi cử lớn này đưa các thí sinh giả vào trong phòng thi rồi nhanh chóng rời đi sau khi đã ghi nhớ các câu hỏi. Sau đó, họ đọc các đáp án đúng cho thí sinh trong phòng thi qua các thiết bị tinh vi. Mỗi thí sinh gian lận trong kỳ thi đã chi 330 USD cho đường dây này.

Hơn 170.000 thí sinh Ấn Độ bị hủy thi 2 lần 

Quân đội Ấn Độ yêu cầu thí sinh bỏ quần áo ngoài khi làm bài thi để tránh gian lận. - Ảnh: Reuters

Năm 2016, ngày 21/3, chỉ vài giờ trước ngày thi môn Hóa học trong kỳ thi đại học ở bang Karnataka, Ấn Độ, các quan chức đã hủy thi sau khi một học sinh cảnh báo đề bị lộ.

Một tuần sau đó, 3 quan chức Ấn Độ bị bắt hôm 4/4 vì lộ đề thi Hóa học. Điều này buộc có 174.000 thí sinh dự thi đại học trên toàn tiểu bang bị hủy thi lần thứ 2 vì cùng một lý do.

“Chúng tôi đã bắt giữ 3 người vì lộ đề thi. Chúng tôi đang điều tra vai trò của nhiều người khác nữa trong vụ việc này” - Sonia Narang, người đứng đầu bộ phận điều tra hình sự, nói với AFP. Một trong những viên chức bị bắt là một trợ lý riêng cho Bộ trưởng Giáo dục Y khoa trong chính quyền tiểu bang. Truyền thông cho biết, 40 nhân viên cơ quan giáo dục bang bị đình chỉ sau vụ bê bối.

Việc hủy thi lần thứ 2 đã kích động biểu tình bạo lực trong khối học sinh lớp 12 tại bang này. Nhiều học sinh đã tấn công vào văn phòng cơ quan phụ trách thi cử ở thành phố Bangalore. Theo cảnh sát, đề thi bị lộ được bán với giá ít nhất 1.000 rupee (15 USD) trên dịch vụ nhắn tin Whatsapp. Kỳ thi sau đó được chuyển sang ngày 12/4.

Sử dụng công nghệ cao để gian lận ở Thái Lan

Công nghệ cao được sử dụng để gian lận trong thi cử. - Ảnh: Bangkok Post

Năm 2016, đại học Rangsit của Bangkok đã hủy kỳ thi tuyển vào nha khoa sau khi phát hiện ra những hành động bất thường của ba nữ thí sinh. Ba người này đã bị bắt quả tang sử dụng máy ảnh gián điệp (spy camera) kết nối với đồng hồ thông minh (smartwatch) để gian lận trong các kỳ thi. Họ đã sử dụng spy camera không dây giấu trong mắt kính để quay lại câu hỏi thi, truyền thông tin tới các cộng sự ở nơi khác và nhận câu trả lời qua đồng hồ. Kỹ năng gian lận này được đem ra so sánh với các bộ phim gián điệp kinh điển của Hollywood.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật