Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 nguyên nhân khiến nước Nga và phương Tây luôn tiềm ẩn xung đột

(DS&PL) -

Trong suốt chiều dài lịch sử, quan hệ ngoại giao giữa nước Nga rộng lớn và phương Tây luôn tiềm ẩn nhiều xung đột.

Trong suốt chiều dài lịch sử, quan hệ ngoại giao giữa nước Nga rộng lớn và phương Tây luôn tiềm ẩn nhiều xung đột. Những nguyên nhân nào dẫn đến mối quan hệ bất ổn ấy ngay cả khi Chiến tranh lạnh đã kết thúc?

Tổng thống Vladimir Putin với 4 nhiệm kỳ liên tiếp nắm quyền dường như đã trở thành biểu tượng của nước Nga trong lịch sử hiện đại. Ông thay đổi hoàn toàn hình ảnh của quốc gia này trong mắt thế giới, đặc biệt là phương Tây. Hãng tin Reuters nhận xét đó là sự “đáng sợ” và “vĩ đại” của “một người khổng lồ phương Đông” đang thức giấc.

Hình ảnh của Tổng thống Putin được in trên hàng loạt áo phông và đồ lưu niệm - Ảnh: ABC

Trên thực tế, ngay từ khi lên nắm quyền vào những năm đầu của thế kỷ 21, thách thức phương Tây đã là mục tiêu chính của vị tổng thống này. Những dấu mốc chính khiến sự xung đột giữa nước Nga và Liên minh EU hầu hết đều xoay quanh quan hệ ngoại giao, quân sự và tình báo.

Tuyên bố kiểm soát các hãng tin quốc tế

Năm 2000, ngay sau khi lên nắm quyền, ông Putin đã tuyên bố sẽ kiểm soát toàn bộ các hãng thông tấn quốc tế có mặt tại Nga vào thời điểm đó, bao gồm nhiều tờ báo lớn thuộc khối EU như Independent, Dailymail…

Chính sách này ngay lập tức khiến phương Tây tức giận và cho rằng ông Putin đang xâm phạm quyền tự do báo chí và thông tin của người dân. Tuy nhiên, trước làn sóng chỉ trích dữ dội, ông vẫn giữ nguyên quyết định này trong suốt thời gian giữ ghế tổng thống.

Hiện nay, khi phương Tây trở thành một mối đe dọa, truyền thông nước Nga đang ca ngợi tổng thống của họ như một anh hùng dũng cảm, không e ngại trước mọi sự uy hiếp về quân sự và ngoại giao.

Xung đột tại Ukraine

Nội chiến tại Ukraine từ năm 2014 đã khiến kinh tế Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau Chiến tranh lạnh. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố sẽ siết chặt các lệnh cấm vận về quốc phòng, năng lượng và vũ khí với Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Larov (ngoài cùng bên trái) trong cuộc họp về hợp tác quốc phòng với EU tại Vienna năm 2017 - Ảnh: ABC

Tháng 8/2017, căng thẳng giữa hai khu vực một lần nữa bùng nổ. Nhiều nhà ngoại giao trong khối EU cho rằng Nga đã tiếp tục hỗ trợ cho chính quyền tự xưng khu vực Donbass để kéo dài nội chiến trong khi ông Putin bác bỏ mọi cáo buộc trên.

Khi các cuộc đàm phán chưa đến hồi kết, Mỹ và một số nước EU đã đơn phương áp lệnh trừng phạt và hạn chế quyền lợi của công dân Nga. Để trả đũa, ông Putin nhanh chóng ban hành lệnh cấm vận với hàng hóa nhập khẩu từ những quốc gia ký lệnh cấm. Các quan chức Nga đã chỉ trích phương Tây và ông Obama là “kẻ khơi mào Chiến tranh lạnh hiện đại”. Đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối, gây ảnh hưởng lớn tới quan hệ ngoại giao hai bên.

Sự góp sức của truyền thông và mạng xã hội

Không thể không nhắc đến sức mạnh của truyền thông và mạng xã hội trong mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Nga và EU. Các tờ báo lớn của phương Tây mô tả chiến thắng thứ tư của ông Putin như một sự “tham quyền cố vị” và độc tài chính trị. Ngược lại, truyền thông nước Nga đã dành những lời lẽ mỉa mai cho chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Anh Theresa May.

Cuối năm 2017, khi chính phủ Anh lên tiếng kêu gọi Twitter và Facebook công khai các thông tin những chiến dịch quảng cáo liên quan tới bầu cử xuất phát từ Nga, hai ông lớn mạng xã hội đã từ chối một cách mập mờ, đẩy hai quốc gia vào xung đột sâu sắc về ngoại giao khi mọi phía liên quan đều bác bỏ mọi cáo buộc.

Vụ cựu điệp viên Nga bị đầu độc tại Anh

Ngay sau khi thông tin về vụ đầu độc cựu điệp viên Sprikal và con gái được đưa tin rộng rãi, Nga và khối EU đã ngay lập tức có một cuộc chiến truyền thông dữ dội nhằm đổ lỗi và đả kích lẫn nhau. Đỉnh điểm của xung đột là khi Anh trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga trong khi khối EU lên tiếng chỉ trích Nga đã không nhận trách nhiệm trước cựu điệp viên của mình.

Hai cha con cựu điệp viên Skripal - Ảnh: Reuters

Theo Sputnik, Tổng thống Putin đã không ngần ngại đáp trả bằng cách trục xuất 50 nhà ngoại giao của 23 nước kèm tuyên bố các lệnh cấm vận từ phương Tây chỉ khiến Moscow “tự tin và độc lập hơn”.

Thu Phương 

Tin nổi bật