Sau khi khoai tây nảy mầm, chất solanin có hại cho cơ thể sẽ phát triển, không thích hợp để tiếp tục ăn. Chất độc này rất độc, người lớn uống 0,2g có thể bị ngộ độc, gan của chúng ta là cơ quan chủ yếu thải độc, giải độc, sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể thì gan bị hại nặng nhất.
Điều này rất dễ làm tổn thương gan, trường hợp nặng có thể gây ra bệnh gan. Nhiều người sẽ cắt bỏ phần mọc mầm và ăn tiếp, trên thực tế, sau khi phát triển độc tố sẽ phân bố khắp củ khoai, cắt bỏ một phần sẽ không loại bỏ được hoàn toàn.
Mộc nhĩ là loại nấm phổ biến nhất, cũng là một loại rau, nhưng khi ngâm mộc nhĩ cần chú ý kiểm soát thời gian. Không để mộc nhĩ ngâm lâu trong nước, ngâm lâu nấm dễ sinh ra axit vi khuẩn là chất gây ung thư. Loại vi khuẩn này cũng hoạt động rất mạnh dưới nhiệt độ cao, sau khi vào cơ thể dễ làm tổn thương gan và gây ung thư gan. Tốt nhất bạn nên ngâm mộc trong vòng hai giờ, nấm sau khi ngâm nên sử dụng luôn.
Nhắc đến cà chua, ấn tượng nhất là món trứng chiên cà chua, nhưng cà chua chưa chín thì không nên ăn. Được biết, cà chua chưa trưởng thành có chứa độc tố solanin gây hại cho cơ thể, sau khi vào cơ thể sẽ dễ tăng gánh nặng giải độc cho gan và gây hại cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, độc tố solanin cũng rất có hại cho thần kinh và có thể khiến cơ thể bị ngộ độc trong trường hợp nặng, do đó, cà chua chưa chín ăn càng ít càng tốt.
Thời xưa, sản vật khan hiếm, rau không thuận tiện trong việc bảo quản, lúc đó người ta nghĩ ra cách muối chua, vừa tiện bảo quản lại khiến rau có hương vị đậm đà. Tuy nhiên, khi muối chua cần phải cho một lượng lớn muối ăn, sau một thời gian dài lên men sẽ tạo ra một chất gọi là nitrit. Nitrit ăn vào cơ thể người sẽ phản ứng với các amin có trong protein sinh ra độc tố (nitrosamine), sẽ làm tăng nguy cơ phù nề tế bào gan và biến đổi bệnh lý, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung, sức khỏe của gan nói riêng.
Củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe của gan.
Nghiên cứu được công bố trên Pubmed chỉ ra rằng nước ép củ dền là một thức uống "tăng cường sức khỏe" và "ngăn ngừa bệnh tật" và có thể đặc biệt hữu ích cho sức khỏe của gan.
Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, nước ép củ dền có thể giúp bảo vệ gan chống lại một số loại chất gây ung thư.
Dữ liệu cho thấy một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong củ dền đỏ, được gọi là betalain, có đặc tính chống ung thư và chống viêm.
Tất nhiên, tất cả các loại rau đều tốt cho sức khỏe, nhưng các chất dinh dưỡng cụ thể được tìm thấy trong các loại rau họ cải, như bông cải xanh dường như đặc biệt hữu ích cho sự toàn vẹn của gan.
Theo Oxford Academic, một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy những con chuột được cho ăn bông cải xanh có chỉ số gan tích cực hơn và tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và khối u gan thấp hơn.
Trong khi cải Brussels có thể giúp cải thiện tiêu hóa và cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, chúng cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng gan.
Nhóm rau này bao gồm cải xoăn, rau bina (rau chân vịt) và rau cải thìa có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe gan.
Các loại rau lá xanh này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do nguy hiểm.
Ngoài việc làm giảm tác động của các gốc tự do trong cơ thể, một số loại rau xanh, như rau bina, dường như cung cấp nhiều lợi ích cụ thể hơn cho gan, theo Eat This, Not That.