Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

3.500 năm về trước, phụ nữ Ai Cập thử thai kỳ bằng lúa mạch, lúa mì

(DS&PL) -

Một tài liệu được giải mã mới đây cho thấy từ 3.500 năm trước phụ nữ Ai Cập cũng xét nghiệm nước tiểu và chờ phản ứng hóa học như ngày nay để biết mình có thai hay không.

Một tài liệu được giải mã mới đây cho thấy từ 3.500 năm trước phụ nữ Ai Cập cũng xét nghiệm nước tiểu và chờ phản ứng hóa học như ngày nay để biết mình có thai hay không. 

Nhà nghiên cứu tới từ Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho biết phụ nữ thời Ai Cập cổ đại muốn kiểm tra tình trạng mang thai sẽ đi tiểu vào một túi lúa mạch và một túi emmer (một loại lúa mì do người Ai Cập cổ trồng).

Tờ giấy cói tiết lộ các kiến thức y khoa từ thời Ai Cập cổ đại - Ảnh: CNN

"Một trong hai túi nảy mầm, người phụ nữ sẽ sinh con. Nếu là lúa mạch, đứa trẻ mang giới tính nam. Nếu là emmer, đứa trẻ mang giới tính nữ. Không túi nào nảy mầm, người phụ nữ sẽ không sinh nở", nhóm khoa học từ Đại học Copenhagen, Thụy Điển, cho biết sau khi giải mã một cuộn giấy cói cách đây hơn 3.500 năm.

Theo CNN, hình thức thử thai này cũng có những cơ sở khoa học nhất định. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Medical History năm 1963, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hình thức thử thai này và thấy 70% các mẫu nước tiểu của các phụ nữ mang thai khiến hạt giống nảy mầm.

Cùng với cuộn giấy cói, Đại học Copenhagen còn lưu giữ một số tài liệu y khoa Ai Cập cổ khác và đang tiếp tục giải mã. Một cuộn giấy cói khác hướng dẫn cách chữa các bệnh về mắt như trichiasis (lông mày mọc ngược về phía mắt) bằng máu thằn lằn, bò đực, lừa cái và dê cái trộn lẫn.

Các nhà khoa học cho rằng cơ sở khoa học của hình thức thử thai này nằm ở lượng estrogen trong nước tiểu của người phụ nữ. Thông thường khi phụ nữ mang thai, lượng estrogen sẽ tăng cao, kích thích hạt giống nảy mầm. Song để sự đoán giới tính thì phương pháp này lại không cho kết quả đúng.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật