Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

3 chị em bị nước lũ cuốn trôi, 1 người mất tích

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nước lũ đổ về, dâng cao ngập mặt cầu nên cả ba chị em cùng chiếc xe gắn máy đã bị nước cuốn trôi. Hai người may mắn bám được vào thành cầu nên thoát chết.

(ĐSPL) - Nước lũ đổ về, dâng cao ngập mặt cầu nên cả ba chị em cùng chiếc xe gắn máy đã bị nước cuốn trôi. Hai người may mắn bám được vào thành cầu nên thoát chết.

Báo Công an nhân dân dẫn lời ông Nguyễn Minh Trang, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm chị Ka Duyên (24 tuổi), ngụ thôn Preteng 2, xã Phú Sơn. Duyên là nạn nhân mất tích trong vụ ba chị em bị nước lũ cuốn trôi vào chiều 6/11.

Vị trí 3 chị em gặp nạn. Ảnh: Thanh Dũng

Theo thông tin từ báo Dân trí, vào khoảng 16h ngày 6/11, Duyên chở 2 người em là Ka Thu (SN 2001), Ka Uyên (SN 1993) trú cùng thôn Preteng 2, đi lễ từ nhà thờ về bằng xe máy.

Khi đi qua cầu dân sinh thuộc địa phận thôn Preteing 1, xã Phú Sơn, do mưa lớn, mực nước dâng cao tràn qua cầu, chảy xiết nên xe máy chở 3 chị em bị nước cuốn trôi. Ka Uyên và Ka Thu bám được vào thành cầu nên may mắn thoát chết. Riêng Ka Duyên bị nước lũ cuốn mất tích.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã điều động các lực lượng phối hợp với người nhà và dân làng giăng lưới tại nhiều vị trí để tìm kiếm chị Ka Duyên.

Đến 21h cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện chiếc xe gắn máy của nạn nhân gần vị trí cây cầu gặp nạn. Tuy nhiên, do nước sâu, chảy xiết và lạnh nên tới 22h cùng ngày công tác tìm kiếm nạn nhân phải tạm dừng, báo Công an nhân dân thông tin thêm.

Điều 30 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

"1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai".

Ngọc Linh (tổng hợp)

[mecloud]Ws8zAB7DCI[/mecloud]


Tin nổi bật