Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu "mất tích": Người tiêu dùng lãnh đủ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lượng thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam đã "biến mất" không dấu vết. Có hay không việc thịt trâu đã được “hô biến” thành thịt bò?

(ĐSPL) - Lượng thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam đã "biến mất" không dấu vết. Có hay không việc thịt trâu đã được “hô biến” thành thịt bò và được cung cấp ra thị trường?
Thịt trâu nhập "mất tích" không dấu vết?
26.000 tấn thịt trâu được nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, nhưng lại không hề xuất hiện trên thị trường, tại bất kỳ cửa hàng hay siêu thị nào. Lượng thịt trâu được nhập về này đã “biến mất” không dấu vết.
Thông tin này được ông Nguyễn Văn Cẩn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nêu lên tại tọa đàm trực tuyến về chống hàng giả do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/4.
Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, năm 2014 hơn 26.000 tấn thịt trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ đã được nhập về Việt Nam qua tờ khai hải quan. Song, điều ngạc nhiên là trên thị trường từ cửa hàng đại lý cho tới siêu thị không hề thấy “bóng dáng” của số thịt nhập khẩu này. “Có hay không việc thịt trâu đã được “hô biến” thành thịt bò và được cung cấp ra thị trường?” – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đặt câu hỏi.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc phân biệt giữa thịt bò và thịt trâu rất quan trọng, bởi hai loại thực phẩm này khác nhau về giấy phép kinh doanh, thành phần chất lượng. Nếu so sánh giá cả, thịt trâu có mức giá khá “hấp dẫn”: nạc đùi 105.000đ/kg, nạm bụng 95.000-96.000đ/kg, cổ từ 95.000-99.000đ/kg, riêng thịt bắp cao hơn, giá từ 120.000-130.000đ/kg.
Trong khi đó, thịt bò hiện có giá dao động tử 200.000 – 220.000/kg. "Việc hô biến thịt trâu thành thịt bò không khó, chỉ cần một chút gia vị tẩm ướp cẩn thận, người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng mình đang được dùng thịt bò", ông Cẩn nói.

Có hay không việc thịt trâu đã được “hô biến” thành thịt bò và được cung cấp ra thị trường?

Theo ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội), lực lượng quản lý thị trường đã vào cuộc, điều tra vụ việc trên theo chỉ đạo. “Toàn bộ số thịt trâu trên nhập khẩu vào Việt Nam, có giấy phép và được thông quan một cách hợp pháp, nên việc được mua – bán trên thị trường không có gì sai. Nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ, không nơi nào trên thị trường ghi nhận có sự hiện diện của lô sản phẩm này, mà chỉ có thịt bò” – ông Nghĩa nói và nhấn mạnh đây chỉ là một trong số những vụ hàng giả “biến hóa” tinh vi thành hàng thật để tiêu thụ trên thị trường thời gian qua.
Ở góc độ quyền lợi người tiêu dùng, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thị trường có bao nhiêu hàng giả, hàng nhái thì người tiêu dùng chịu thiệt hại bấy nhiêu. Tiếc rằng, mức độ quan tâm và ý thức tự bảo vệ quyền lợi, hay đơn thuần là phản ánh hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng chưa cao.
Riêng năm 2014, lực lượng quản lý thị trường đã bắt 21.000 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả; trực tiếp kiểm tra và xử lý trên 17.000 vụ/21.000 vụ, xử phạt trên 57.000 phạt, hàng hóa vi phạm, phạt trên 35 tỷ đồng. Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội bày tỏ, ngay cả các nước phát triển trên thế giới cũng rất đau đầu về vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Còn với riêng Việt Nam, khi chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, vấn nạn này còn là mối đe dọa đến cả nền kinh tế. Do vậy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái không thể giải quyết trong một sớm một chiều và cần sự vào cuộc của nhiều ngành.
Còn nhớ, năm 2011, người tiêu dùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bị lừa ăn thịt bò thường với giá cao (5 triệu đồng/kg) khi các đại lý quảng bá rằng họ đang bán thịt bò Kobe. Sự việc chỉ vỡ lở khi Cục Thú y bất ngờ nhận được thư của Cục Thú y Nhật Bản thông báo cho xuất lại thịt bò sang Việt Nam sau khi đã hết dịch lở mồm long móng. Vậy mà trong thời gian dừng xuất này, thịt bò Kobe vẫn bán ở thị trường Việt Nam.
Lần này, không ai có thể đếm được bao nhiêu người đã bị lừa ăn thịt trâu vào bụng mà vẫn nghĩ mình đang ăn thịt bò, khi loại thịt này được sử dụng trong các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, tiệc cưới, cửa hàng vỉa hè, quán phở, hàng cơm bình dân...
Và vụ việc kéo dài suốt hai năm chỉ bị phát hiện khi các cơ quan chức năng nghi ngờ và vào cuộc. Giá thịt trâu chỉ 40.000 đồng/kg nhưng được bán với giá thịt bò khoảng 200.000 đồng/kg, mang lại khoản siêu lợi nhuận cho những đối tượng làm ăn gian dối.
Nếu tính cả số lượng hơn 26.000 tấn thịt trâu, lợi nhuận do cuộc hoán đổi giữa thịt trâu sang thịt bò mang lại cho các đối tượng kinh doanh một số tiền khổng lồ với cả nghìn tỷ đồng.

Lượng lớn thịt trâu "đổi họ" thành thịt bò bịc ơ quan chức năng phát hiện

Người tiêu dùng lãnh đủ
Cuối tháng 1/20145, khi tiến hành truy xuất tại các địa điểm sử dụng, cơ quan chức năng phát hiện thịt trâu đã được đưa thẳng vào các khu công nghiệp để phục vụ công nhân và nhiều khả năng đưa ra các chợ tạm, chợ cóc để tránh bị phát hiện.
Cụ thể, qua kiểm tra bếp ăn của Công ty TNHH Canon VN (bếp số 1), do Công ty TNHH Thiên Hà Shidax chịu trách nhiệm cung cấp suất ăn, đã phát hiện 22kg ghi là thịt bò nhập của Xí nghiệp Bắc Hà.
Sau khi lấy mẫu đem đi thử nghiệm, kết quả cho thấy “thịt bò” này không phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tương tự, kiểm tra bếp ăn tại Công ty Hoya Glass Disk do Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao cung cấp suất ăn, cơ quan chức năng cũng phát hiện công ty này đã mua 72kg “thịt bò” từ Xí nghiệp Bắc Hà.
Sau khi biết số thịt bò kia thực chất là thịt trâu, Công ty Ba Sao đã tiêu hủy vì “không có điều kiện tiếp tục bảo quản”. Theo QLTT Hà Nội, đây chỉ là hai trong số nhiều công ty cung cấp suất ăn trên địa bàn Hà Nội đã mua phải “thịt bò” giả.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đều khẳng định đặt mua thịt bò và không biết đã mua phải thịt trâu, nên không thể xử phạt.
Ngoài các bếp ăn công nghiệp, theo Chi cục QLTT Hà Nội, không loại trừ khả năng một lượng thịt trâu nhập khẩu rất lớn đã được đưa thẳng ra các chợ và nghiễm nhiên được gắn mác “thịt bò” mà người tiêu dùng hoàn toàn không biết.
Cũng theo Ban chỉ đạo 389 Hà Nội, thịt trâu có hạn sử dụng ngắn, điều kiện bảo quản lạnh phải dưới -180OC, trong khi hầu hết doanh nghiệp mua hàng đều không có kho lạnh đủ điều kiện bảo quản.
Do đó, thịt trâu bán ra thị trường rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật