Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

22.000 người tử vong vì ung thư gan mỗi năm tại Việt Nam

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Việt Nam là một trong 9 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao.

(ĐSPL)- Việt Nam là một trong 9 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao. Cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C, trong đó khoảng 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

Cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C

Theo tin tức từ Dân Việt, tại lễ phát động “Ngày viêm gan Thế giới” diễn ra ngày 28/7, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, Việt Nam là một trong 9 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao.

Cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C, trong đó khoảng 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Chỉ tính riêng ung thư gan cũng gây tử vong khoảng 22.000 người mỗi năm.

Nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định chính xác thể bệnh nhằm có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp.

Hiện thế giới có hơn 185 triệu người nhiễm viêm gan C. Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 500- 700.000 người tử vong vì hậu quả của nhiễm virus viêm gan B như xơ gan và ung thư gan.

Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ví bệnh viêm gan B và viêm gan C là hai “sát thủ thầm lặng”. Bệnh do hai loại siêu vi trùng (nhỏ bé hơn cả vi trùng thông thường) có tên là virus viêm gan B và virus viêm gan C gây ra.

“Hai loại virus này chủ yếu lây lan qua đường máu và tấn công lá gan. Viêm gan B mãn và viêm gan C mãn là hai nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan”, ông Kính nói.

Ông Kính cho biết, bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. 90\% trường hợp mắc viêm gan B không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. 

Do đó, nếu chưa nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong đó quan trọng là chủng ngừa viêm gan B. Nếu phát hiện bệnh, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định chính xác thể bệnh nhằm có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.

“Dù không có triệu chứng chúng ta vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm kiểm tra có bị viêm gan B, viêm gan C nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm”, ông Kính khuyến cáo.

Bệnh viêm gan virut gia tăng là do người bệnh thiếu kiến thức về bệnh

Thông tin từ Vnexpress, sự gia tăng số ca viêm gan C trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan virus C tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng do phần lớn người dân cũng như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh, dẫn đến không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan.

Rất nhiều người chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc viêm gan vi rút C, không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.

Ông Lê Văn Tuân, đại diện văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, viêm gan do virus thực sự là mối đe doạ y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm là bệnh viêm gan mãn tính do virus viêm gan C.

"Khoảng 30\% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan”, ông Tuân nói.

Khẳng định việc phát hiện bệnh quá muộn sẽ dẫn đến việc gây khó khăn trong điều trị, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân vẫn có thể khỏi hẳn.

Để tiến tới loại trừ bệnh viêm gan B tại Việt Nam, với đường lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con, cần tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ.

1. Mỗi cán bộ y tế từ sản xuất, vận chuyển, bảo quản, kiểm định, tiêm phòng, theo dõi và xử lý các trường hợp tai biến sau tiêm chủng cần nhận thức và nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, coi mỗi mũi tiêm không chỉ bảo vệ cho 1 trẻ mà còn tác động đến sức khỏe tương lai của đất nước.

2. Với khoảng 30\% trẻ sơ sinh đẻ tại nhà, ở vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa kịp cung cấp dịch vụ qua dây chuyền lạnh kịp thời ngay trong vòng 24 giờ cũng được hưởng dịch vụ tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ.

3. Phụ huynh phối hợp với ngành y tế, vận động tiêm phòng, theo dõi, xử lý kịp thời theo các quy định.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud] hBIy1ZPMoe[/mecloud]

Tin nổi bật